tailieunhanh - Châu Á tìm cách đối phó các "cơn sốc" tài chính

Ngày 02/07/2007, các đại biểu tham dự Diễn đàn khu vực do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) chủ trì ở Philippines cho rằng, châu Á cần thiết lập quỹ tiền tệ riêng để đối phó với các ""cơn sốc"" tài chính tương tự cuộc khủng hoảng hồi tháng 07/1997. | Châu Á tìm cách đối phó các cơn fl A 1 1 sốc tài chính Ngày 02 07 2007 các đại biểu tham dự Diễn đàn khu vực do Ngân hàng phát triển châu Á ADB chủ trì ở Philippines cho rằng châu Á cần thiết lập quỹ tiền tệ riêng để đối phó với các cơn sốc tài chính tương tự cuộc khủng hoảng hồi tháng 07 1997. Mười năm sau cuộc khủng hoảng này châu Á nhìn lại quá khứ để rút ra các bài học cho tương lai. Các đại biểu dự Diễn đàn đã nhấn mạnh rằng sự ra đời của Quỹ Tiền tệ châu Á là cần thiết vì Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF không thể đủ sức đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Đội chữa cháy địa phương để thay IMF Cách đây 10 năm ngày 02 07 1997 cuộc khủng hoảng tài chính châu Á thảm khốc chính thức bắt đầu. Do cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối Thái Lan đã buộc phải thả nổi đồng Baht và đồng tiền này lập tức giảm giá mạnh. Phản ứng dây chuyền đã nhanh khi các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các nước có những triệu chứng kinh tế tương tự đặc biệt là Indonesia Malaysia và Hàn Quốc. Hồng Kông Philippines Singapore và Đài Loan cũng bị tác động bởi vòng xoáy này. Nhìn lại quá khứ đen tối 10 năm trước cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế của Indonesia D. Jakticho cho rằng các điều kiện mà IMF áp đặt để đưa nước ông thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên đã gây ra tình trạng căng thẳng liên tục trong đời sống chính trị của Indonesia góp phần dẫn tới việc lật đổ Tổng thống Suharto năm 1998 và sau đó là nhiều năm rối ren chính trị. Trong khi đó cựu Bộ trưởng Tài chính Philippines Roberto de Ocampo cho rằng các nước châu Á hiện sở hữu một lượng dự trữ ngoại tệ lớn mà hầu hết đã được đầu tư vào các tài sản bằng đồng USD. Đã đến lúc châu Á phải tự hiểu những việc cần phải làm với các nguồn tài chính của mình. Hội nhập tài chính hơn nữa chính là liều thuốc giải độc hữu hiệu nhất đối với các cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai ở châu Á. Một số ý kiến cho rằng kể từ cuộc khủng hoảng năm 1997 việc thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á không có bước tiến đáng kể. Tuy nhiên ban đầu quỹ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN