tailieunhanh - Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 4: Kinh tế học phúc lợi - Hiệu quả và công bằng

Giáo trình kinh tế học công cộng Chương 4: Kinh tế học phúc lợi - Hiệu quả và công bằng giới thiệu vói các bạn về nội dung của sự đánh đổi giữa hiệu quả và phân phối, hiệu quả của Pareto và đường khả dụng. Mời các bạn tham khảo. | r J A 1 1 1 J Ả 1 w T-. n . . Giáo trình kinh tê học - Joseph E. Stiglitz Chương 4 Kinh tê học phúc lợi Hiệu quả và công băng 7 đ đ đ đ đ đừ Sự đánh đổi giữa hiệu quả và phân phối Trong chương trước chúng ta đã định nghĩa hiệu quả Pareto là trường hợp không ai có thể được lợi mà không làm cho người khác bị thiệt và chúng ta đã chứng minh rằng một nền kinh tế thị trường sẽ có hiệu quả Pareto trong điều kiện thị trường không có các trục trặc. Tuy nhiên cho dù nền kinh tế cạnh tranh là một nền kinh tế hiệu quả đi chăng nữa thì sự phân phối thu nhập do nó mang lại vẫn có thể bị coi là chưa thỏa đáng. Vì thế một trong những mục tiêu chính trong hoạt động của chính phủ là sửa đổi lại việc phân phối thu nhập. Việc đánh giá một chương trình công cộng thường đòi hỏi phải cân nhắc kết quả của nó về hiệu quả kinh tế và vấn đề phân phối thu nhập. Mục tiêu trọng tâm của kinh tế học phúc lợi là đưa ra một khuôn khổ nhằm giúp cho các đánh giá đó được tiến hành một cách có hệ thống. Kinh tế học phúc lợi là một nhánh của kinh tế học nó nhằm vào những vấn đề có tính chất chuẩn tắc. Chương này sẽ cho thấy các nhà kinh tế quan niệm như thế nào về sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng. Trong các chương sau chúng tôi sẽ trình bày những phương pháp định lượng hiệu quả phúc lợi của những chính sách mà một mặt làm thay đổi việc phân phối thu nhập nhưng mặt khác lại có thể gây ra một sự mất mát về hiệu quả. Chúng ta hãy xem xét lần nữa một nền kinh tế đơn giản gồm hai cá nhân là Robinson Crusoe và Friday. Đầu tiên giả sử rằng Robinson Crusoe có 10 quả cam trong khi Friday chỉ có 2 quả. Như vậy có vẻ là không công bằng. Sau đó giả thiết rằng chúng ta đóng vai trò là chính phủ và cố gắng chuyển 4 quả cam từ Robinson Crusoe sang cho Friday nhưng trong quá trình ấy 1 quả cam bị mất đi. Do đó đưa đến kết quả cuối cùng là Robinson Crusoe có 6 quả cam và Friday có 5 quả. Chúng ta đã loại bỏ được phần lớn sự bất công nhưng trong quá trình loại bỏ đó tổng số cam hiện có lại giảm đi. Như vậy chúng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.