tailieunhanh - Cơ chế tri nhận các ngữ biểu trưng có yếu tố “tay” (đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Pháp)

Trong bài này, tác giả áp dụng phương pháp ngữ nghĩa học tri nhận để so sánh tính biểu trưng của bộ phận cơ thể “Tay” trong các ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Phát hiện chủ yếu là mỗi ngôn ngữ đều thể hiện cơ chế ẩn dụ, hoán dụ và những cấu trúc tương tác giữa chúng. Các mô hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza được sử dụng để mô tả các loại tương tác có thể xảy ra giữa ẩn dụ và hoán dụ. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Võ Kim Hà CƠ CHẾ TRI NHẬN CÁC NGỮ BIỂU TRƯNG CÓ YẾU TỐ TAY ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP VÕ KIM HÀ TÓM TẮT Trong bài này chúng tôi áp dụng phương pháp ngữ nghĩa học tri nhận để so sánh tính biểu trưng của bộ phận cơ thể TAY trong các ngữ tiếng Việt tiếng Anh và tiếng Pháp. Phát hiện chủ yếu là mỗi ngôn ngữ đều thể hiện cơ chế ẩn dụ hoán dụ và những cấu trúc tương tác giữa chúng. Các mô hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza được sử dụng để mô tả các loại tương tác có thể xảy ra giữa ẩn dụ và hoán dụ. Từ khóa ẩn dụ hoán dụ hoán dụ đôi tương tác ẩn - hoán. ABSTRACT Cognitive structures of figurative phraseological units containing the body part hand Contrasting English with French In this article a cognitive semantic approach is applied to compare figurative uses of the body part hand in Vietnamese English and French phraseology. It is discovered that each language shows evidence of metaphor metonymy and blends between them. The patterns of conceptual interaction of Ruiz de Mendoza are used to describe the types of cognitive interplay that can take place between metaphor and metonymy. Keywords metaphor metonymy double metonymy metaphtonymy. 1. Mở đầu Trong Ngôn ngữ học tri nhận ẩn dụ và hoán dụ được định nghĩa như là những hiện tượng ý niệm. Ân dụ là phép chiếu giữa hai ý niệm thuộc về những miền kiến thức khác nhau và hoán dụ là một quá trình tri nhận diễn ra trong cùng một miền ý niệm. Miền là một cấu trúc kiến thức cung cấp những thông tin nền để từ đó có thể hiểu các ý niệm và sử dụng trong ngôn ngữ. Theo Lakoff 5 miền kiến thức của con người được tố chức theo các cấu trúc ý niệm gọi là mô hình tri nhận lí tưởng hóa idealized conceptual models hay các ICM. Nhiều công trình nghiên ThS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TPHCM cứu đã chứng tỏ một trong những đặc điểm của các ICM là có thể tương tác với nhau. Ranh giới giữa các miền không rõ ràng đôi khi không tách biệt mà đan xen hay chồng lên nhau dẫn đến .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.