tailieunhanh - Dẫn độ tội phạm và định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế nhu cầu về dẫn độ lại càng cao, do đó bài viết này tập trung làm rõ dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng hoàn thiện pháp luật về dẫn độ tội phạm khi sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học Tập 31 Số 2 2015 1-12 _________NGHIÊN CỨU__________ Dẫn độ tội phạm và định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta Nguyễn Ngọc Chí 1 Nguyễn Thị Ly Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 4 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 5 năm 2015 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 6 năm 2015 Tóm tắt Dẫn độ tội phạm là qui chế pháp lý trong Luật quốc tế xuất hiện khá sớm khi các quốc gia có nhu cầu dẫn độ người phạm tội để xử lý theo pháp luật quốc gia mỗi nước nhằm thực hiện các mục đích chính trị hoặc mục đích bảo vệ an toàn trật tự xã hội trật tự pháp luật. Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế nhu cầu về dẫn độ lại càng cao do đó bài viết này tập trung làm rõ dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế trên cơ sở đó đưa ra những định hướng hoàn thiện pháp luật về dẫn độ tội phạm khi sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự. Từ khóa Dẫn độ tội phạm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ. 1. Quy chế dẫn độ tội phạm được hình thành và phát triển cùng với luật quốc tế là một bộ phận của Luật hình sự quốc tế nó được ra đời khi có nhu cầu trao đổi về tội phạm giữa các quốc gia thông qua một thỏa ước quốc tế. Các nghiên cứu cho rằng thời cổ đại qui chế về dẫn độ tội phạm đã ra đời khi người nước ngoài phạm tội chống lại công dân nước ngoài ở quốc gia sở tại nơi người phạm tội cư trú. Trong thời kỳ này đã xuất hiện các điều ước quốc tế giữa một số quốc gia về dẫn độ tội phạm chẳng hạn Năm 1296 trước công nguyên điều ước quốc tế về dẫn độ ở vùng Ai Cập cổ đại có nêu rõ rằng nếu như một ai đó chạy khỏi Ai Cập và tới quốc gia Khettôv thì vua Khettôv sẽ không bắt giữ Tác giả liên hệ. ĐT. 84-903408336 Email chinn1957@ anh ta mà bắt anh ta quay trở lại Ai Cập. Đặc điểm của điều ước quốc tế này thể hiện ở chỗ vấn đề không phải chỉ là các tội phạm và thời kỳ đó chế định dẫn độ còn đề cập tới cả người nô lệ da trắng đặc biệt là ở Hy Lạp và đế chế La Mã. Đồng thời có các điều ước quốc tế về dẫn độ giữa một số quốc gia

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.