tailieunhanh - Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Phần 1 - Nguyễn Thị Hồng Vân

Cùng tìm hiểu nội dung kiến thức phần 1 của bài giảng Triết học Mác - Lênin dưới đây, trong phần này trình bày nội dung cần tìm hiểu của 7 chương học sau: Chương 1 Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội, chương 2 khái lược lịch sử triết học trước Mác, chương 3 sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin, chương 4 vật chất và ý thức, chương 5 hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, chương 6 các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật, chương 7 những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. | BÀI GIẢNG TRIET HỌC MAC - LENIN Biên soạn NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN ĐỖ MINH SƠN TRẦN THẢO NGUYÊN Chương 1 Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội Chương 1 TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI . TRIẾT HỌC LÀ GÌ . Triết học và đối tượng của triết học . Khái niệm triết học Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III TrCN 1 . - Ở phương Đông Trung Quốc Người Trung quốc cổ đại quan niệm triết chính là trí là cách thức và nghệ thuật diễn giải bắt bẻ có tính lý luận trong học thuật nhằm đạt tới chân lý tối cao. Theo người Ân Độ triết học được đọc là darshana có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. - Ở phương Tây thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp được la tinh hoá là Philôsôphia -nghĩa là yêu mến ngưỡng mộ sự thông thái. Như vậy Philôsôphia vừa mang tính định hướng vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người Tóm lại Dù ở phương Đông hay phương Tây triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý nghĩa là có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng bao hàm những nội dung giống nhau đó là triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung của xã hội loài người của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại ta có thể hiểu Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó. . Nguồn gốc của triết học Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống song với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất triết học không thể xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội loài người mà chỉ xuất hiện khi có những điều kiện nhất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN