tailieunhanh - Tiểu luận: Thế nào là liên kết (hội nhập)? Nội dung của chiến lược liên kết (hội nhập)? Cho ví dụ cụ thể để minh họa, việc áp dụng tại Việt Nam

Tiểu luận: Thế nào là liên kết (hội nhập)? Nội dung của chiến lược liên kết (hội nhập)? Cho ví dụ cụ thể để minh họa, việc áp dụng tại Việt Nam, trình bày các nội dung chính: bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế, chiến lược tăng trưởng hội nhập theo chiều ngang, chiến lược liên doanh và liên kết kinh tế (các liên minh chiến lược), hội nhập kinh tế ở Việt Nam,. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Kinh tế. | Trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, với tầmnhìn chiến lượt, Đại Hội VIII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Nghị quyết 04 của ban chấp hành trung ương khoá VIII đã nêu rõ: “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”, “tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA. Tiếp đó, trong báo cáo chính trị Đại Hội Đảng lần thứ IX đã nên rõ quan điểm của Đảng ta: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng Xã Hội Chủ Nghiã, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sẵc dân tộc, bảo vệ mội trường”. Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và nhà nước ta. Theo quan điểm này hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia sâu vào phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để kết hợp có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển, nâng cao thế và lực của nước ta trong quan hệ kinh tế quốc tế.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN