tailieunhanh - Đề tài: Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay
Bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập và hoạt động đều hướng tới mục tiêu là tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận , đem đến thu nhập cho người lao động và sáng tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. | Tuy nhiên, chỉ có khoảng 80% đến 85% số doanh nghiệp là đang hoạt động trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong bốn năm qua như đánh giá của Tổ công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp. Do đó có thể khẳng định rằng số lượng các doanh nghiệp lẽ ra phải đuợc giải thể hay phá sản là khá lớn và số lượng các vụ tuyên bố phá sản như nói trên là không phản ánh đúng thực trạng của đời sống kinh doanh hiện nay. Qua nghiên cứu, có tình trạng như trên là do các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: do chính Luật Phá sản doanh nghiệp ra đời trong thời gian đầu thập kỷ 90, khi đó kinh nghiệm, hiểu biết về kinh tế thị trường của chúng ta chưa nhiều; Toà án lại chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết phá sảnVề sự bất cập của Luật phá sản hiện hành, có thể kể đến quy định tại Điều 2, trong đó quy định Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là “doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.” Tương tự, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 189 quy định dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản là” Doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp”. Theo các quy định này, có thể nói, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay những người có quyền nộp đơn đề nghị giải quyết phá sản doanh nghiệp là rất khó có thể đưa vụ việc đến Toà án. Dường như vào thời điểm luật này được thông qua, việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn quá mới mẻ và thực sự có thể có nhiều ý kiến khác nhau về các hậu quả khác của việc cho phép doanh nghiệp phá sản, ví dụ hậu quả về mất việc làm cho người lao động hay ảnh hưởng tới sự ổn địnnh xã hội mà không có sự chú ý thích đáng cho chính các doanh nghiệp, bị lâm vào tình trạng không thể hoạt động, không thể trả nợ, không đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp và xã hội song vẫn phải tồn tại. Các điều kiện mà các quy định nói trên nêu ra cho việc có thể đưa việc phá sản doanh nghiệp đến Tòa án, một mặt có thể quá muộn khi nhìn vào thời hạn “hai năm thua lỗ liên tiếp” của doanh nghiệp dẫn đến “không trả được nợ đền hạn” hay “ba tháng liên tiếp” không “trả đủ lương cho người lao động”. Bởi lẽ, đã đến tình trạng như vậy thì khả năng “phục hồi” của doanh nghiệp là rất khó và việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp để nhằm mục đích “trả nợ tập thể” cho các chủ nợ được xem là không khả thi do doanh nghiệp cũng không còn tài sản gì để có thể thanh toán. Hơn nữa, khi doanh nghiệp đã không còn tài sản hay không có khả năng về tài chính để trả nợ đến hạn hay lương cho người lao động; lại có quy định phải kiểm toán trước khi đưa vụ án ra Toà cũng có thể nhìn nhận như một cản trở cho việc đưa đơn. Bởi lẽ, doanh nghiệp lúc đó không có đủ khả năng để trả tiền cho việc thuê kiểm toán và vì thế, Toà án không nhận đơn để giải quyết việc phá sản.
đang nạp các trang xem trước