tailieunhanh - Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Nghiên cứu này cung cấp dẫn liệu trong khu vực rừng và các khu dân cư lân về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang nhằm hệ thống lại thành phần loài, đánh giá đa dạng sinh học, qua đó phát hiện những loài quý hiếm, làm cơ sở cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên tại địa phương. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 64 năm 2014 THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ BÒ SÁT Ở VÙNG RỪNG TRÀM TRÀ SƯ HUYỆN TỊNH BIÊN TỈNH AN GIANG TRẦN NGỌC THÁI HÒA PHẠM VĂN HÒA TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu về lưỡng cư bò sát ở vùng rừng tràm Trà Sư huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đã ghi nhận được 42 loài 32 giống thuộc 16 họ 3 bộ 2 lớp. Trong số 42 loài lưỡng cư bò sát này có 12 loài quý hiếm gồm 11 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 5 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN 2012 5 loài ghi trong Nghị định 32 2006 NĐ - CP và 5 loài có tên trong phục lục II của Công ước CITES 2006 . Từ khóa Trà Sư thành phần loài lưỡng cư bò sát loài quý hiếm vườn quốc gia khu bảo tồn. ABSTRACT Species composition of herptiles in Tra Su melaleuca forest in Tinh Bien district An Giang province Results of the study of herptiles in the Tra Su melaleuca forest in Tinh Bien district An Giang province show that there are 42 herptile species 32 breeds belonging to 16 families 3 orders and 2 classes in the area. Among them 12 precious reptile species are listed in the Red Data Book of Viet Nam 2007 the IUCN Red List of Threatened Animals 2011 the Government Decree No 32 2006 NĐ-CP 2006 and the CITES appendices 2006 . Keywords Tra Su species composition amphibians reptiles precious species national parks nature reserve. 1. Mở đầu Rừng tràm Trà Sư là một vùng đất ngập nước rộng 845 ha có tọa độ 10033 đến 10036 độ vĩ Bắc và 105002 đến 105004 độ kinh Đông nằm trên địa phận hành chính của huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Đây là khu rừng tràm có độ cao trung bình từ 0 3 đến 1 5m so với mực nước biển. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 23 5 đến 33 80C. Lượng mưa trung bình năm 1282mm. Độ ẩm trung bình hằng năm 81 . Chịu tác động trực tiếp của lũ từ sông Hậu hằng năm vào mùa mưa vùng rừng tràm Trà Sư chịu ngập sâu từ 2 5 - 3 0m . Toàn bộ vùng rừng Trà Sư được bao bọc bởi hệ thống đê bao và được chia thành 2 tiểu khu trong đó mỗi tiểu khu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG