tailieunhanh - Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai - Bùi Khánh Thế

Ngôn ngữ là một hệ thống, tích hợp trong bản thân nó văn hóa của cộng đồng chủ nhân. Mỗi một phương diện của ngôn ngữ luôn luôn hành chức một cách đồng bộ như một bộ phận trong tập thể hợp nhất nhờ thế mà ngôn ngữ đạt được hiệu quả giao tiếp xã hội,. nội dung bài viết "Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai" để hiểu hơn về vấn đề này. | VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ NGÔN Ngữ thứ hai Bùi Khánh Thế 1. Lời dẫn Từ tích hợp integration vốn được dùng trong chuyên ngành toán học và xã hội học. Trong toán học từ này được chuyển thành thuật ngữ tích phân và có định nghĩa thông dụng là phép toán để tìm một hàm khi đã biết vi phân của nó Hoàng Phê tr. 947 . Trong xã hội học thuật ngữ này thường có định ngữ social hoặc system đi kèm và được định nghĩa chi tiết Trong lý thuyết chức năng luận tích hợp là thuật ngữ nền tảng và được miêu tả như một kiểu liên kết các đơn vị của một hệ thống nhờ đó các đơn vị một mặt đều cùng hành chức một các đồng bộ để tránh gây rối rắm cho cả hệ thống cũng như khiến cho hệ thống không giữ được tính ổn định và mặt khác các đơn vị trong hệ thống còn tạo được tác dụng hợp đồng nhằm nâng hiệu quả hành chức của toàn hệ thống với tư cách là một thực thể duy nhất Gordon Marshall . Nội dung thuật ngữ tích hợp được người viết bài này hiểu một cách thấu đáo như trên khi có trong tay Tư điển thuât ngữ giản yếu xã hôi hoc vào giai đoạn cuối những năm 90 của thế kỷ trước sau thời kỳ đi dạy học tại ngành Viêt Nam hoc thuôc Viên Á-Phi trường Đại học tổng hợp Humboldt Berlin Đức 1990-1993 . Lúc bấy giờ do có sự thay đổi về tình hình chính trị - xã hội ở Đức nên người giảng viên chuyên ngành Việt Nam học làm việc trong điều kiện và hoàn cảnh khác với các đồng nghiệp những khóa trước 1. Trong điều kiện đó người giảng viên Việt Nam học phải đáp ứng hai yêu cầu của cơ sở đào tạo gắn kết thật hữu cơ dạy tiếng Việt với việc cung cấp cho sinh viên các hiểu biết về lịch sử văn hóa xã hội Việt Nam và giúp Viện biên soạn mới các bài học lessons về tiếng Việt sao cho thích hợp với tình hình mới của nước Đức vừa hợp nhất hai miền. Để đáp ứng yêu cầu đó người biên soạn một mặt dĩ nhiên có tham khảo các giáo trình tài liệu 2 do các đồng nghiệp đã từng làm việc ở đây để lại nhưng quan trọng hơn là phải phản ánh tình hình mới trong quan hệ giữa Việt Nam và nước Đức .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN