tailieunhanh - Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự biến động cửa đầm phá Tam Giang, Cầu Hai - Nguyễn Thám
Nguyên nhân biến động cửa Thuận An và Tư Hiền là sự tác động tương tác giữa hoạt động của sóng biển cùng với dòng xung tích tương ứng và hoạt động của dòng chảy sông ngòi. Những biến động đột biến của chúng thường xuất hiện khi có hoạt động của bão và lũ lớn. Ngoài ra, những tác động của con người không tính đến cân bằng động lực đới bờ cũng làm tăng quá trình biến động các cử. nội dung bài viết "Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự biến động cửa đầm phá Tam Giang, Cầu Hai" để hiểu hơn về vấn đề này. | Created by Simpo PDF Creator Pro unregistered version http Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 21 năm 2010 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Sự BIẾN ĐỘNG CỬA ĐẦM PHÁ TAM GIANG-CẦU HAI NGUYỄN THÁM TÓM TẮT Nguyên nhân biến động cửa Thuận An và Tư Hiền là sự tác động tương tác giữa hoạt động của sóng biển cùng với dòng xung tích tương ứng và hoạt động của dòng chảy sông ngòi. Những biến động đột biến của chúng thường xuất hiện khi có hoạt động của bão và lũ lớn. Ngoài ra những tác động của con người không tính đến cân bằng động lực đới bờ cũng làm tăng quá trình biến động các cửa. Để giảm thiểu sự biến động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và dân sinh cần có những giải pháp công trình và phi công trình theo hướng cân bằng trầm tích và động lực đới bờ. ABSTRACT The status of changing Tam Giang-Cau Hai lagoon outlet and some solutions to reducing them The causes of changing the Thuan An and Tu Hien estuaries are due to the interaction between sea waves with appropriate along-shore current and stream flows. Their sudden changes often appear when there are heavy storms big floods and people s effects regardless of the balance of sediment and dynamic in coast increase progress of estuary changes. In order to reduce these changes having passive influences on ecological environment and people it s necessary to have some solutions for engineering constructions and non-engineering constructions in the direction of balance of sediment and dynamic in coast. 1. Đặt vấn đề Sông Hương trước khi đổ ra Biển Đông thông qua 2 cửa biển chính là Thuận An và Tư Hiền đều chảy vào hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có diện tích 216 km2. Đây là hành lang thoát lũ quan trọng có chiều dài 68 km rộng 2 - 10 km trung bình 2 2 km với độ sâu thay đổi từ 1 - 5 m. Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có vị trí kinh tế quan trọng gắn liền với cuộc sống của hơn 300 000 hộ dân vùng ven biển nhờ các giá trị tài nguyên mà nổi TS Trường Đại học Sư phạm Huế bật là giá trị sinh học
đang nạp các trang xem trước