tailieunhanh - Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính
Trong một chế độ dân chủ, đã nói đến Toà án là phải nói đến luật sư, nói đến công tác xét xử thì không thể nói đến vai trò của luật sư. Vì nội dung cơ bản của dân chủ là quyền của công dân, quyền của con người. Và một trong những người bảo vệ quyền con người là luật sư. | Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính Trong một chế độ dân chủ đã nói đến Toà án là phải nói đến luật sư nói đến công tác xét xử thì không thể nói đến vai trò của luật sư. Vì nội dung cơ bản của dân chủ là quyền của công dân quyền của con người. Và một trong những người bảo vệ quyền con người là luật sư. Chức năng nhiệm vụ của luật sư đã được quy định tại Pháp lệnh tổ chức luật sư ngày 18 12 1987. Điều 2 ghi Bằng hoạt động của mình tổ chức luật sư góp phần tích bảo về pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan đúng pháp luật thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa . Nghị định số 15 HĐBT ngày 21 2 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế Đoàn luật sư nói tóm gọn như sau Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân bảo vệ pháp chế và chế độ xã hộichủ nghĩa . Không phải ngẫu nhiên mà Nghị định đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công dân lên hàng đầu. Chiến lược cơ bản của chế độ ta là chiến lược con người là tất cả vì dân tất cả vì hạnh phúc của con người . Đê đạt được mục đích cao cả đó việc xét xử của Toà án phải đảm bảo công lý. Luật sư qua việc làm sáng tỏ sự thật về vụ án và vận dụng đúng đắn pháp luật cóliên quan góp phần tích cực cùng với Toà án bảo đảm công lý bảo vệ quyền con người bảo đảm pháp chế. Do đó sự đảm nhận một vai trò rất quan trọng trong bộ máy xét xử và là một bánh xe cần thiết không thể thiếu được trong bộ máy xét xử. Vai trò của luật sư càng cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết các vụ kiện hành chính. Vì từ trước tới nay công dân chỉ có quyền khiếu tố đến cơ quan hành chính quyền này được các Hiến pháp của Nhà nước ta và Pháp lệnh về khiếu nại tố cáo của công dân năm 1981 và 1991 quy định. Nhưng quyền đó nhiều khi không thực hiện được trong thực tế. Vì người bị kiện chính là quan toà . Đôi khi đơn khiếu tố được giải quyết bằng một chỉ thị hành chính. Nhưng chỉ thị đó
đang nạp các trang xem trước