tailieunhanh - Mưa axit, tác hại và cách phong ngừa

Mưa axit là hiện tượng nước mưa có pH thấp dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình sản xuất do con người sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như : than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu khác, các phương tiện giao thông hay thiết bị cộng nghiệp Mưa axit, còn được biết tới như sự lắng đọng axit, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NO từ các nhà máy điện, ô tô và các trung tâm công nghiệp. Mưa axit cũng có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét khi mà khí SO2. | Các cơn mưa axit chứa sunphuaric làm giảm phát thải khí methane từ những đầm lầy, nơi sản sinh ra lượng lớn khí methane, khí gây ra hiệu ứng nhà kính nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên. Một điều tra gần đây cho thấy thành phần sunphuaric trong các cơn mưa này có thể ngăn trái đất nóng lên, bằng việc tác động vào việc sản xuất methane tự nhiên của các vi khuẩn trong đầm lầy. Methane chiếm 22% trong thành phần các khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ chất nền ( gồm hidro và axetat) trong than bùn rồi giải phóng methane vào khí quyển. Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh methane còn có vi khuẩn ăn sunphu cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sunphu và phân huỷ luôn chất nền đáng lý ra được dành cho vi khuẩn methane. Do vậy, các vi khuẩn methane bị đói và sản xuất ra ít khí hiệu ứng nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy sunphu lắng đọng có thể giảm quá trình sinh methane tới 30%

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.