tailieunhanh - Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu
Nhằm góp phần bổ sung tư liệu trong giảng dạy, nghiên cứu Sinh học ở các cấp học, các tác giả đã phân tích các mẫu ếch cây cùng tư liệu liên quan thu được từ các đợt khảo sát thực địa ở vùng Quảng Ngãi để có những dẫn liệu mới và hệ thống về thành phần loài, đặc trưng phân bố, đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn nguồn gen quý hiếm, thực trạng bảo tồn và sinh tồn của các loài ếch cây hiện nay nhằm phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Sinh học. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 61 năm 2014 NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI ẾCH CÂY PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU LÊ THỊ THANH ĐINH THỊ PHƯƠNG ANH TÓM TẮT Lần đầu tiên ghi nhận 13 loài ếch cây thuộc 6 giống ở vùng Quảng Ngãi kèm theo dẫn liệu về phân bố đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm các mối đe dọa đồng thời đề ra một số giải pháp phát triển bền vững các loài ếch cây. Các dẫn liệu khoa học là tư liệu góp phần giảng dạy và nghiên cứu môn Động vật có xương sống ở đại học cao đẳng và trung học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Từ khóa ếch cây Quảng Ngãi tư liệu giáo dục. ABSTRACT Studying Rhacophorid frogs for education and research The study is the first record of 13 rhacophorid frogs belonging to 6 genera in Quang Ngai region with some data on distribution biodiversity and conservation of precious gene threats and some solutions for rhacophorids sustainable development. The study supports the education and research of zoology in university-college and secondary schools improving educational efficiency. Keywords rhacophorid frogs Quang Ngai educational materials. 1. Mở đầu Theo hệ thống học động vật các loài ếch cây rhacophorid frogs được xếp vào họ Êch cây Rhacophoridae lớp Lưỡng cư Amphibia thuộc phân ngành Động vật có xương sống Vertebrata . Hệ thống phân loại này được đề cập trong môn học Động vật có xương sống Vertebrates of zoology ở bậc cao đẳng đại học và phần Động vật có xương sống học kì 2 Sinh học lớp 7 . Nhằm góp phần bổ sung tư liệu trong giảng dạy nghiên cứu Sinh học ở các cấp học chúng tôi đã phân tích các mẫu ếch cây cùng tư liệu liên quan thu được từ các đợt khảo sát thực địa ở vùng Quảng Ngãi để có những dẫn liệu mới và hệ thống về thành phần loài đặc trưng phân bố đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn nguồn gen quý hiếm thực trạng bảo tồn và sinh tồn của các loài ếch cây hiện nay nhằm phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Sinh học. _ ThS Trường Đại học Đông Tháp NCS Trường Đại học Sư phạm Đại học Huê __________ . _ . . PGS TS Đại học Đà Nẵng 96 Tạp chí
đang nạp các trang xem trước