tailieunhanh - Các mô hình quản lí giáo dục của Tony Bush và việc nghiên cứu xây dựng mô hình phù hợp thực tế hiện nay

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn, là nhu cầu cơ bản và có tính phổ quát cao. Giáo dục liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân và các tổ chức trong xã hội đồng thời tác động mạnh mẽ đến tiến trình giáo dục của mỗi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà bài viết "Các mô hình quản lí giáo dục của Tony Bush và việc nghiên cứu xây dựng mô hình phù hợp thực tế hiện nay" đã được trình bày để nghiên cứu về vấn đề này. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề. | Created by Simpo PDF Creator Pro unregistered version http Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Vũ Lan Hương CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC CỦA TONY BUSH VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÙ HỢP THỰC TẾ HIỆN NAY VŨ LAN HƯƠNG Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn là nhu cầu cơ bản và có tính phổ quát cao. Giáo dục liên quan trực tiếp đến lợi ích quyền lợi và nghĩa vụ của m ọi người dân và các tổ chức trong xã hội đồng thời tác động mạnh mẽ đến tiến trình giáo dục của mỗi quốc gia. Để phát triển bền vững vấn đề quản lí giáo dục luôn là vấn đề được các quốc gia quan tâm. Tuy nhiên hệ thống giáo dục và mô hình quản lí giáo dục của các nước lại rất khác nhau và đa dạng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lí giáo dục của các quốc gia như chế độ chính trị - xã hội thể chế nhà nước trình độ phát triển kinh tế - xã hội truyền thống văn hoá và giao lưu quốc tế. Hiện nay ở nước ta cách hiểu khái niệm quản lí giáo dục rất khác nhau vì chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Thường thì ở các nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh nói đến quản lí giáo dục người ta đặt trọng tâm vào quản lí nhà trường vì nhà trường được coi như một thực thể tự chủ hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật tương tự như các thực thể trong các lĩnh vực khác. Chính vì thế hầu hết các lí thuyết và mô hình về quản lí giáo dục mà đa số do các tác giả Anh Mĩ khởi xướng đều lấy nhà trường làm đối tượng nghiên cứu phân tích. Trong thực tiễn nước ta hiện nay có thể chia quản lí giáo dục làm hai mảng quản lí Nhà nước về giáo dục và quản lí sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục - đào tạo. Cần phân định rõ hai mảng quản lí này và kết hợp tốt chúng để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Xét trên cả bình diện lí thuyết và thực tiễn chúng ta cần nghiên cứu các mô hình quản lí giáo dục phổ biến trên thế giới hiện nay để từ đó nghiên cứu xây dựng một mô hình phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN