tailieunhanh - Bài giảng chuyên đề Cấp cứu chấn thương tai mũi họng
Bài giảng chuyên đề Cấp cứu chấn thương tai mũi họng cung cáp các kiến thức giúp người học có thể nắm bắt những kiến thức có liên quan như: Đặc điểm chung của chấn thương tai mũi họng, hướng xử trí chấn thương tai, chấn thương mũi, chấn thương xoang, chấn thương vùng họng, thanh quản. nội dung chi tiết. | BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ CẤP cứu CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Sau khi học xong chuyên đề Cấp cứu chấn thương Tai Mũi Họng người học nắm được những kiến thức có liên quan như Đặc điểm chung của chấn thương Tai Mũi Họng Hướng xử trí chấn thương tai Chấn thương mũi Chấn thương xoang Chấn thương vùng họng thanh quản. 2 NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG 1. Đặc điểm về giải phẫu - Thành của cơ quan Tai Mũi Họng dễ vỡ rạn thủng hay xẹp bật từng mảnh như mảnh xương xoang mảnh sụn cơ do vết thương rất phức tạp. - Niêm mạc biểu mô trụ đơn có lông chuyển. Rất dễ bị bóc tách viêm hoại tử vì vậy khi niêm mạc không sống được nên bóc bỏ đi. - Da dễ bị dập nát bóc từng mảng và da vùng Tai Mũi Họng dễ bị co lại. - Các hốc Tai Mũi Họng thông với nhau nên khi bị thương dễ nhiễm khuẩn lan từ hốc này sang hốc khác thí dụ như xoang trán dễ bị viêm khi bị viêm mũi. Mặt khác vết thương xoang trán là vết thương kín và dễ chứa dị vật như đạn đá đất. - Vị trí Tai Mũi Họng gần các cơ quan quan trọng màng não não mê đạo các dây thần kinh mạch máu lớn. 2. Đặc điểm về sinh lý - Dễ choáng vì gần sọ não. - Phải cấp cứu khẩn trương do ngạt thở chảy máu. - Các cơ quan Tai Mũi Họng có chức năng sinh lý tế nhị nghe ngửi nói vì vậy khi xử trí sơ cứu hoặc phẫu thuật phải hết sức chú ý tới chức năng cố phục hồi một cách tối đa. - Vấn đề thẩm mỹ được hết sức chú trọng vì ảnh hưởng không nhỏ tới tâm tư tình cảm của bệnh nhân sau này.
đang nạp các trang xem trước