tailieunhanh - SKKN: Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Sáng kiến “Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện” là một vài kinh nghiệm hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện mà bản thân một GV trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9 đã dúc kết được qua nhiều năm. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên. | SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TIỀN GIANG PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ GÒ CÔNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỜNG 2 SÁNG KIẾN KINH NGHỆỊỵ Hii ỏiig dân học sinh r CằCHlàm BÀI Vê tác phàm truyện Giáo viên thực hiện Nguyễn Thị Hoa Năm học 2007- 2008 A-PHẦN MỞ ĐẦU I-LÝ DO TÓNG KẾT KINH NGHIÊM 1 Lí do khách quan Dạy văn nói chung dạy phân môn tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học phần truyện nói riêng ở khối lớp Chín trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14 15 - lứa tuổi hồn nhiên trong sáng năng động và nhạy cảm. biết tìm tòi khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn nhà thơ . Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì văn học nhất định có thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ hàng thập niên . . Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất là một câu tục ngữ một bài ca dao hay lớn hơn là một bài văn một bài thơ một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của GV dạy Ngữ Văn. Lep- Tôn-xTôi nói Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn . Chân lí là quý báu Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế cái khó trong việc dạy văn nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay cái đẹp trong các tác phẩm. Thực trạng trong những năm gần đây học sinh khối lớp Chín viết bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng sáo rỗng lúng túng và máy móc . Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc không chân thật còn gượng ép . . Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi khám phá ra các ý mới ý riêng ý sâu sắc ý hay do chính bản thân các em cảm nhận thật sự rung động với tác phẩm. Mặt khác đa số các em