tailieunhanh - Tài liệu phổ biến kiến thức bệnh uốn ván
Tài liệu phổ biến kiến thức bệnh uốn ván cung cấp cho người đọc các kiến thức: Lịch sử bệnh uốn ván và những vấn đề nổi bật hiện nay, tình hình bệnh uốn ván hiện nay, cơ chế gây bệnh của vi khuẩn uốn ván, biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, chuẩn đoán bệnh Uốn ván, điều trị bệnh uốn ván,. . | 1. Lịch sử bệnh uốn ván và những vấn đề nổi bật hiện nay Uốn ván UV được mô tả rất sớm trong lịch sử y học ở Ai Cập Trung Hoa và Hy Lạp với đặc trưng cứng hàm và co cứng cơ có liên quan đến vết thương 22 . Các tác phNm của Hippocrates đã nói nhiều đến UV 42 trong đó có một số điểm tiên lượng như bệnh nhân co giật do UV chết trong vòng 4 ngày nếu qua được thì sẽ hồi phục Cách ngôn hoặc UV xuất hiện trên nền bỏng nặng thì diễn biến xấu Cách ngôn . Diện mạo lâm sàng sinh động của bệnh được Aretaeus xứ Cappadocia ghi chép vào thế kỉ thứ hai Một tai ương man rợ Một cảnh tượng khó coi Một cảnh gây đớn đau cho đến cả người chứng kiến một bệnh nan y Nhờ vào sự xoắn vặn mà những thân bằng yêu quí nhất chẳng nhận ra và bởi sự nguyện cầu của những người mục kích trước đây vốn được cho là không ngoan đạo nay trở nên tử tế thế là bệnh nhân có thể từ giã cõi đời hoặc giải thoát khỏi đớn đau và những tội lỗi xấu xa đeo đẳng. Nhưng ngay cả người thày thuốc dù cho có đến và xem bệnh cũng không thể giúp ích gì thêm ví như duy trì cuộc sống giảm đau hoặc làm cho đỡ dị hình. Vì nếu muốn làm thẳng chi ông ta chỉ có thể cắt và bẻ chi của người đang sống. Rồi với những người bị căn bệnh này chế ngự ông ta chỉ có thể bày tỏ niềm cảm thông. Đây là điều bất hạnh lớn nhất của người thầy thuốc. 17 . Sau đó Galen đã để ý rằng cắt dây thần kinh làm ngừng co giật UV nhưng gây liệt bộ phận được chi phối 22 . Nền y học Trung Hoa ngay từ thời Tiên Tần đã có những mô tả chi tiết về bệnh UV. Trong cuốn sách được coi là cổ nhất của nền y học cổ truyền Trung Quốc sách Ngũ thập nhị bệnh phương được khai quật từ mộ thời Hán ở Mã Vương Đôi bệnh được gọi tên là thương kinh và cuốn sách này đã có tới 6 phương thuốc để điều trị căn bệnh này. Đến thời Tuỳ Đường lần đầu tiên trong cuốn sách Lý thương tục đoạn phương của Lạn Đạo Nhân bệnh được 1 mô tả kỹ hơn dưới tên gọi phá thương phong vẫn còn được dùng cho tới ngày nay 82 . Vào thế kỉ XIV nhà phẫu thuật người Anh tên là John of Arderne 13071380 mô
đang nạp các trang xem trước