tailieunhanh - Báo cáo " Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới "

Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới Người nội bộ sơ cấp cũng không được khuyến nghị người khác mua hoặc bán chứng khoán dựa trên thông tin nội bộ có được. Cần lưu ý rằng khuyến nghị người khác mua hoặc bán chứng khoán khác với việc tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác ở chỗ người nội bộ sơ cấp chỉ gợi ý cho người thứ ba mua hoặc bán chứng khoán mà không tiết lộ thông tin nội bộ | Vấn đề chung về hợp đồng thương mại HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VÊ HƠP đồng thương mại CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Ngày nay trong xu thế thương mại hoá nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu hợp đồng thương mại 1 ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình và trở thành công cụ pháp lí chủ yếu để các nhà kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Là chế định có lịch sử phát triển lâu đời trong khoa học pháp lí nhân loại và thời gian gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá chế định hợp đồng thương mại của các quốc gia đã có nhiều nét tương đồng. Bên cạnh đó với những truyền thống pháp luật khác nhau trình độ phát triển kinh tế xã hội tập quán kinh doanh không đồng nhất chế định hợp đồng thương mại của các nước còn phản ánh nhiều sự khác biệt cả về quan niệm nguồn điều chỉnh quan hệ hợp đồng cũng như một số nội dung cụ thể của chế định này. 1. Quan niệm về hợp đồng thương mại Các quốc gia khác nhau có quan niệm không giống nhau về hợp đồng thương mại. Các nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa Pháp luật các nước theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa như Pháp Đức và các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật này ví dụ Bỉ Tây Ban Nha một số nước ở châu Mỹ Latin. phân biệt khá rõ ràng giao dịch dân sự và giao dịch thương TS. VŨ THỊ LAN ANH mại. Những nước này coi hợp đồng là dạng của giao dịch 2 khi có sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều người nên pháp luật không đưa ra khái niệm riêng về hợp đồng thương mại mà chỉ có khái niệm giao dịch thương mại hay nhiều tài liệu dịch là hành vi thương mại theo đó mọi giao dịch gắn liền với hoạt động thương mại của thương nhân được coi là giao dịch thương mại và chịu sự điều chỉnh riêng của pháp luật thương mại. Các quy định về giao dịch thương mại thường được đưa vào bộ luật thương mại BLTM như Đức Pháp Ba Lan Séc Nhật Bản hoặc các đạo luật đơn hành như LTM Tây Ban Nha Bồ Đào Nha . Đối với các nước thành viên Liên minh châu Âu còn áp dụng những quy định chung của luật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN