tailieunhanh - Mối quan hệ giữa thực tiễn kinh tế, tư duy kinh tế và chính sách kinh tế trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa thực tiễn kinh tế, tư duy kinh tế và chính sách kinh tế trong quá trình đổi mới ở Việt Nam trình bày từ góc độ lý luận, từ góc độ thực tiễn của quá trình đổi mới ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo. | LỊCH sử KINH TÊ Môi quan hệ giữa thực tiễn kinh tế tư duy kinh tế và chính sách kinh tế trong quà trình đổi mối ỏ Việt Nam LÊ THỊ QUẾ NGUYEN THỊ THẢO CAO TUẤN PHONG 1. Từ góc độ lý luận Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong hệ thôhg triết học mác-xít khẳng định rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Trong các quan hệ xã hội các quan hệ sản xuất là cơ sở hiện thực của mỗi xã hội nhất định. Trên cơ sở hạ tầng đó xây dựng lên cấu trúc thượng tầng chính trị pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác với những thiết chê của chúng. Mỗi hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Các lực lượng sản xuất luôn phát triển không ngừng và đòi hỏi những quan hệ sản xuất luôn phù hợp vởi chúng. Khác vói các quy luật tự nhiên các quy luật xã hội được thực hiện thông qua hoạt động có ý thữc của con người. Theo Lê-nin nhận thức không phải là cái tiên nghiệm mà dựa trên cơ sở thực tiễn khởi điểm của nó là Trực quan sinh động . Trực quan sinh động là nhận thức cảm tính gồm có cảm giác tri giác biểu tượng đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức nó chỉ phản ánh được những biểu hiện bên ngoài của sự vật. Đê nắm được bản chất sự vận động củà sự vật cần có giai đoạn Tư duy trừu tượng tức là từ nhận thức cảm tính phát triển lên nhận thức lỷ tính - giai đoạn cao của quá trình nhận thức. Khi nhận thức phát triển đến giai đoạn nhận thức lý tính không có nghĩa là quá trình nhận thức chấm dứt. Thành quả tư duy của giai đoạn nhận thức lý tính còn phải trơ về với thực tiễn do thực tiễn kiểm nghiệm uốn nắn và làm cho phong phú thêm. Mục đích của con người không chỉ dừng lại ở chỗ nhận thức thế giói mà là cải tạo nó. Con người thông qua việc nhận thức thực tiễn để chuyển nhận thức thành sức mạnh vật chất cải tạo thế giới. Như vậy con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức thực tại khách quan của con người bao giờ cũng được thực hiện qua 3 bưổc từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN