tailieunhanh - Chuyên đề 6 : Văn hóa công sở lễ tân và nghi thức nhà nước

Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Từ quan niệm chung về văn hóa đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa công sở. | Chuyên đề 6 VĂN HÓA CÔNG SỞ LỄ TÂN VÀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 1. Khái niệm văn hóa công sở Tong giám đốc UNESCO Federico Mayor định nghĩa Văn hóa là tong thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc . Từ quan niệm chung về văn hóa đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa công sở. Nhìn từ góc độ chủ thể văn hóa người ta chia văn hóa thành văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Cộng đồng là một tập hợp người có quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và tinh thần. Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước có tư cách pháp nhân được pháp luật nhà nước điều chỉnh để tiến hành quản lý các công việc có tính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công. Công sở được phân biệt với các tổ chức xã hội khác xét trên nội dung công việc hình thức to chức. Vậy văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được các thành viên trong các tổ chức bảo tồn duy trì và phát huy từ quá khứ đến hiện tại là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người trải qua các nền văn minh khác nhau với các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. 2. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở a Cấu trúc của văn hóa Giá trị này là giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên trong của tổ chức công sở quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới quan hệ giữa thành viên - thành viên và quan hệ giữa tổ chức công sở với xã hội công dân. - Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ở nước ta quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới xây dựng trên sự dân chủ bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc lựa chọn cấp trên của mình bằng việc tín nhiệm và bầu cử. Luật pháp nước ta là sự thể hiện và là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN