tailieunhanh - Quản lý xã hội dựa vào sự tham gia: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Trung Kiên, Lê Ngọc Hùng

Bài viết Quản lý xã hội dựa vào sự tham gia: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bao gồm những nội dung về một số quan niệm về sự tham gia; các yếu tố tác động đến sự tham gia quản lý xã hội của người dân; phân tích sự tham gia của người dân trong một số chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. | Trao ổi nghiệp vụ Xã hội học số 1 117 2012 103 QUẢN LÝ XÃ HỘI DỰA VÀO SỰ THAM GIA MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC tiễn NGUYỄN TRUNG KIÊN - LÊ NGỌC HÙNG Đặt vấn đề Quản lý xã hội QLXH cần được hiểu là quản lý tổng thể xã hội societal management Lê Ngọc Hùng 2010 21 chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển social management . QLXH bao gồm các hoạt động của các lĩnh vực xã hội từ chính trị pháp luật kinh tế văn hóa môi trường đến giải trí truyền thông. Với cách hiểu này để QLXH thành công đòi hỏi sự tham gia của toàn dân theo phương châm Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra bởi vì chính người dân mới là chủ thể của sự phát triển tổng thể xã hội. Từ đó việc nghiên cứu sự tham gia QLXH của toàn thể các tầng lớp xã hội nhất là những nhóm yếu thế trở thành một vấn đề trọng tâm của khoa học về quản lý sự phát triển xã hội. Câu hỏi đặt ra là Sự tham gia đó có tác động hay chức năng gì đối với đời sống xã hội Sự tham gia của người dân hiện nay thể hiện như thế nào trong QLXH hiện nay Những yếu tố nào tác động đến sự tham gia QLXH của người dân Chỉ sau khi trả lời được những câu hỏi như vậy mới có thể đặt ra vấn đề thực tiễn là làm thế nào tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý xã hội. 1. Một số quan niệm về sự tham gia Trong quản lý tổng thể xã hội sự tham gia của người dân là đương nhiên với tư cách kép vừa là đối tượng vừa là chủ thể của sự phát triển xã hội. Nhưng chủ thể quản lý thường tỏ ra xem nhẹ vấn đề này cho đến khi nào không thể không thừa nhận và quan trọng hơn là không thể không tìm cách đổi mới cả tư duy và biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý xã hội. Ở các nước khác đó là thời điểm lịch sử với những khẩu hiệu có tính chất cách mạng toàn thế giới là của dân vì dân do dân . Ở Việt Nam đó là khi Hồ Chí Minh chỉ rõ ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của cách mạng là công tác dân vận Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Hồ Chí Minh 1949 . Nghiên cứu về sự tham gia ở Việt Nam .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    111    0    31-12-2024