tailieunhanh - Báo cáo " Hoàn thiện quy định về tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam "

Hoàn thiện quy định về tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam Như vậy, dường như cần phải làm rõ thêm thế nào là “thay đổi nghiêm trọng giá chứng khoán” trong quy định về thông tin nội bộ của Đức. Ví dụ: cần xác định tỉ lệ phần trăm cụ thể về sự thay đổi trong giá chứng khoán được coi là thay đổi nghiêm trọng bởi lẽ cụm từ này khá mơ hồ và cho thấy chuẩn mực để người Đức xác định một thông tin có phải là thông tin nội bộ hay. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl HOẰN ĨHIỆN QUY ĐỊNH VỂ TẠM GIỮ TRONG BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH sụ VIỆT NAM Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật tố tụng hình sự để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp cần thiết. Mặc dù chế định này đã được quy định và sửa đổi nhìều lần song vẫn còn một số điều bất cập cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. 1. về đối tượng tạm giữ Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS năm 2003 thì đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang người phạm tội tự thú đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã. Trong trường hợp người bị bắt phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ tính chất ít nghiêm trọng người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động biểu hiện sẽ cản trở công việc điều tra thì sẽ không cần tạm giữ. Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thường phải bị tạm giữ. Người bị bắt theo lệnh truy nã chỉ bị tạm giữ khi cơ quan đã ra lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt. BLTTHS hiện hành không quy định cụ thể việc áp dụng biện pháp tạm giữ người bị bắt theo lệnh truy nã nhưng do tính chất là biện pháp ngăn chặn gắn liền với việc bắt người trong các trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang nên đối với trường hợp này nếu đủ căn cứ và hợp pháp thì áp dụng biện pháp tạm giữ. 12 Ths. HOÀNG VÀN HẠNH Trong trường hợp người phạm tội là đại biểu Quốc hội thì khi không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội họp không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định Điều 55 Luật tổ chức Quốc hội . Việc tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân theo quy định tại Điều 303 BLTTHS năm 2003 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giữ nếu có đủ căn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN