tailieunhanh - Báo cáo " Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam "

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Điều đáng lưu ý là giao dịch nội gián chỉ trở nên bất hợp pháp đối với những ai tự nguyện tuân thủ Bản quy tắc. Bản quy tắc, vì vậy, vận hành như những chuẩn mực đạo đức của nhà đầu tư hơn là văn bản quy phạm pháp luật vì Bản quy tắc chỉ có hiệu lực với những chủ thể tự nguyện cam kết chịu sự ràng buộc | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl HỢP ĐÓNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ThS. NGUyẾN BÁ BÌNH Khi câu chuyện về licensing hợp đồng li-xăng rồi chuyển giao công nghệ đã dần trở nên quen thuộc với Việt Nam thì vài ba năm lại đây giới thương nhân những nhà nghiên cứu luật học kinh tế học lại sôi nổi luận bàn về nhượng quyền thương mại Franchising - được coi như người anh em của hai hoạt động nói trên. 1 Với quốc gia đang phát triển như Việt Nam việc nhận quyền thương mại từ các doanh nghiệp -những thương hiệu mạnh của nước ngoài đã đang và chắc hẳn vẫn còn là xu hướng chủ đạo. Một vài doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đã và sẽ dùng nhượng quyền thương mại như công cụ hữu dụng để mở đường ra thế giới. Đặt trong bối cảnh đó tạm chấp nhận với những gì đang có của pháp luật Việt Nam dành cho hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung để đi tìm khuôn khổ pháp lí và chia sẻ vài suy nghĩ bước đầu về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài International Franchise Agreement theo pháp luật Việt Nam chính là mục tiêu của bài viết này. 1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại Với sự xuất hiện ở Mĩ từ năm 1850 và bắt đầu lan rộng từ năm 1980 thì những định nghĩa về nhượng quyền thương mại hợp đồng nhượng quyền thương mại dĩ nhiên cũng hết sức đa dạng. 3 Trong khi đó cho dù nhượng quyền thương mại đã chớm nở từ năm 1990 ở Việt Nam với sự xuất hiện của những nhà nhượng quyền nội địa như Cà phê Trung Nguyên 1996 AQ Silk 2002 . nhưng dưới góc độ pháp lí thì phải sau một thời gian với cái tên cấp phép đặc quyền kinh doanh 4 nhượng quyền thương mại mới chính thức được thừa nhận trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 LTMVN 2005 . Đáng tiếc dù Điều 285 LTMVN 2005 đã có được cái tên là hợp đồng nhượng quyền thương mại và tại Nghị định của Chính phủ số 35 2006 NĐ-CP ngày 31 03 2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây gọi tắt là Nghị định 35 đã có hai định nghĩa khá rõ về hợp đồng phát triển quyền thương mại và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG