tailieunhanh - Báo cáo " Kỉ luật lao động với vấn đề bình đẳng giới "

Kỉ luật lao động với vấn đề bình đẳng giới mức phạt tiền đối với chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Khoản 1 Điều 118 LCT quy định: Hành vi vi phạm quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế có thể bị phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl KỈ LUẬT LAO ĐỘNG VÓI VẨN DỀ BÌNH đẲnG giói 1. Sự cần thiết phải đặt ra vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực kỉ luật lao động Việc xử lí kỉ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật là quyền của người sử dụng lao động. Khi người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật tuỳ theo mức độ vi phạm cũng như mức độ lỗi của họ mà người sử dụng lao động có thể áp dụng một trong những hình thức kỉ luật như khiển trách chuyển làm công việc khác với mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng cách chức sa thải đối với lao động hợp đồng và các hình thức như khiển trách cảnh cáo hạ bậc lương hạ ngạch cách chức buộc thôi việc đối với lao động là cán bộ công chức . Điều này là hoàn toàn hợp lí bởi thông qua đó sẽ đảm bảo được trật tự kỉ cương trong các đơn vị sử dụng lao động. Người lao động dù đó là lao động nam hay lao động nữ nếu có hành vi vi phạm kỉ luật thì họ đều phải chịu chế tài. Tuy nhiên trong quá trình xử lí kỉ luật người sử dụng lao động rất dễ có những hành vi những xử sự không đúng mực đối với lao động nữ xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của họ. Đồng thời chủ sử dụng lao động cũng rất dễ có hiện tượng lạm quyền vin cớ sa thải lao động nữ vì những lí TS. TRẦN THUÝ LÂM do liên quan đến thiên chức của họ như kết hôn mang thai nuôi con nhỏ. Điều đó dẫn đến sự bất bình đẳng về giới trong lĩnh vực kỉ luật lao động ảnh hưởng đến vấn đề việc làm cũng như sự phát triển của lao động nữ. Hơn nữa ngay cả khi lao động nữ vi phạm kỉ luật nhưng họ đang trong thời gian mang thai sinh đẻ và nuôi con thì việc xử lí kỉ luật cũng sẽ ảnh hưởng và có tác động không nhỏ đến tâm sinh lí của họ. Đặc biệt đối với trường hợp lao động nữ bị sa thải thì việc xử lí kỉ luật còn ảnh hưởng đến vấn đề việc làm đến cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình. Bởi vậy để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ tạo điều kiện để họ vừa có thể thực hiện chức năng lao động xã hội lại vừa có thể thực hiện được chức năng làm mẹ sinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN