tailieunhanh - Báo cáo " Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới và ở Việt Nam "

Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới và ở Việt Nam Thứ tư, đối với hành vi tập trung kinh tế, LCT đã quy định các hình thức tập trung kinh tế, các dấu hiệu của từng hình thức tập trung kinh tế và hậu quả pháp lí áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế. Theo đó, một số trường hợp tập trung kinh tế bị cấm; một số trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo với cơ quan quản lí cạnh tranh và một số trường hợp tập. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl QUAN NIỆM VỀ AN SINH XẴ HỘI TRÊN THÍ GIỖI VẢ ỏ VIỆT NAM 1. Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới Cho đến nay trên thế giới hình thành hai trường phái cơ bản tiếp cận với khái niệm an sinh xã hội đó là trường phái kinh tế và trường phái xã hội. Theo trường phái kinh tế an sinh xã hội chủ yếu được tiếp cận như là một cơ chế phân phối lại thu nhập xã hội nhằm điều hoà lợi ích thu hẹp chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư giảm bớt sự bần cùng nghèo đói cải thiện điều kiện sống của mọi thành viên xã hội đặc biệt là các đối tượng gặp biến cố rủi ro. Trên phạm vi toàn xã hội các nhà kinh tế học tiếp cận an sinh xã hội như là cơ chế phân phối lại thu nhập xã hội. Phân phối lại thu nhập xã hội chính là sự chuyển giao một phần tài chính giữa dân cư bộ phận dân cư có sự chênh lệch về thu nhập trong xã hội. Trong bất kể xã hội nào dù phát triển đến đâu cũng tồn tại sự chênh lệch về thu nhập mức sống giữa các bộ phận dân cư. Những đối tượng nhóm đối tượng có mức sống thu nhập thấp hơn mức tối thiểu chính là rào cản của sự phát triển kinh tế và cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ để tồn tại và phát triển. An sinh xã hội thực hiện trách nhiệm điều hoà lợi ích thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống dân cư thông qua các công cụ thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập xã hội. Ths. NGUyẾN HIỀN PH-ƠNG Phân phối lại thu nhập xã hội được thực hiện theo hai cách Phân phối theo chiều dọc và phân phối theo chiều ngang. Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối trong nhóm đối tượng có cùng cơ hội điều kiện kinh tế nhằm chia sẻ rủi ro với nhau. Người không gặp rủi ro sẽ chia sẻ cho những người gặp rủi ro thông qua cơ chế đóng góp tài chính chung. Thông thường sự phân phối theo chiều ngang chỉ thực hiện trong nội bộ nhóm người tham gia nhất định chủ yếu đối với những người lao động bằng việc đóng góp từ thu nhập mà không bao phủ rộng với toàn thể dân chúng do vậy cũng còn những đối tượng chưa tiếp cận được với việc phân phối này. Hạn chế này được khắc phục bởi cơ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN