tailieunhanh - LUẬT KINH TẾ – MẤY KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC TỪ NƯỚC NGOÀI
Khái niệm luật kinh tế, lĩnh vực luật kinh tế ( mà ta quen gọi sau này là ngành luật kinh tế) đã ra đời trước khi có sự hiện diện của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Trước khi nhân loại bước vào thế kỷ XX, với sự thống trị của tư tưởng tự do hóa kinh tế, người ta chưa biết đến khái niệm luật kinh tế và “ bàn tay vô hình” của Adam Smith là công cụ duy nhất để điều tiết sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Theo đó Nhà nước. | LUẬT KINH TẾ - MẤY KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC TỪ NƯỚC NGOÀI NGUYỄN NHƯ PHÁT PTS. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật I. Quan niệm về luật kinh tế Khái niệm luật kinh tế lĩnh vực luật kinh tế mà ta quen gọi sau này là ngành luật kinh tế đã ra đời trước khi có sự hiện diện của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Trước khi nhân loại bước vào thế kỷ XX với sự thống trị của tư tưởng tự do hóa kinh tế người ta chưa biết đến khái niệm luật kinh tế và bàn tay vô hình của Adam Smith là công cụ duy nhất để điều tiết sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Theo đó Nhà nước công quyền là kẻ thù của cơ chế kinh tế Nhà nước không được và không thể gây ảnh hưởng tới nền kinh tế. Vì vậy cơ chế kinh tế của thời đại đó là cơ chế mà theo là từ đầu đến ngón chân đều vấy máu . Những khuyết tật mặt trái hiểu theo nghĩa xã hội và thiếu định hướng tổng thể là căn bệnh cố hữu của quy luật giá trị. Nói khác đi bản thân cơ chế thị trường hiểu theo nghĩa văn minh và nhân đạo có nhu cầu cần được điều tiết. Theo tinh thần đó đã đến lúc Nhà nước không thể đứng trên và đứng ngoài đời sống kinh tế - xã hội. Quyền lực Nhà nước đã xuất hiện để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường để bảo vệ tư do cạnh tranh - động lực phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu kinh tế của bản thân Nhà nước và giai cấp thống trị. Quyền lực đó được thể hiện trong pháp luật Pháp luật kinh tế. Như vậy khi thể hiện yêu cầu của công quyền luật kinh tế khởi sinh trong khu vực luật công thể hiện thái độ của công quyền Nhà nước trước những diễn biến và vận động của đời sống kinh tế. Mặc dù vậy cho đến nay các học giả tư sản vẫn chưa có quan niệm thống nhất về luật kinh tế khi đi tìm biên giới về đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật này. Sự phá sản của mô hình kinh tế kế hoạch trên phạm vi toàn cầu 1 đã kéo theo sự cáo chung của nhiều quan điểm và hệ thống lý luận về quản lý kinh tế về luật kinh tế truyền thống theo cách hiểu của khoa học pháp lý XHCN. Không có con đường thứ ba tất cả các mô hình kinh tế kế .
đang nạp các trang xem trước