tailieunhanh - Ebook Pháp luật đại cương (sách tham khảo dùng cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp - Cao đẳng - Đại học): Phần 2
Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Pháp luật đại cương", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Thực hiện pháp luật - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa nhà nước pháp quyền, các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. . | Chương V THỤC HIỆN PHÓP LUẬT - VI PHẠM PHỐP LUẬT Và TRÓCH NHIỆM PHỐP LÝ I. THực hiện pháp luật 1. Khái niệm thực hiện pháp iuật Pháp luật chỉ có ý nghĩa thực sự khi được thực hiện trong đời sống xã hội. Vì vậy xây dựng pháp luật và tồ chức thực hiện pháp luật là hai giai đoạn của một quá trình từ bước mô hình hóa hành vi thành các quy tắc xử sự chung đến bước chuyển hóa các quy tắc đó thành các hành vi thực tế của các chù thể pháp luật. Khi ban hành pháp luật nhà nước nào cũng đều mong muốn sử dụng pháp luật là một phương tiện hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều đó chỉ có thể đạt được khi pháp luật do nhà nước ban hành được các cơ quan tồ chức cá nhân trong xã hội tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. Do vậy vấn đề đặt ra là không phải chỉ ban hành thật nhiều văn bản pháp luật mà điều quan trọng là tồ chức thực hiện pháp luật làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Từ đó chúng ta có khái niệm Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật là hành vi của con người dưới dạng hành động hoặc không hành động phù hợp với những quy 98 định của pháp luật. Những hành vi của các cá nhân tổ chức thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì được coi là sự thực hiện thực tê các quy phạm pháp luật. Dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là các hành vi thực tế hợp pháp. Hành vi đó không trái không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật phù hợp với các yêu cầu của pháp luật và có lợi cho xã hội cho nhà nước và cộng đồng. Pháp luật bao gồm rất nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau và tương ứng với mỗi loại thì có những cách thức thực hiện khác nhau. Đó có thể là xử sự chủ động hành động nhằm đạt được mục đích nào đó như sử dụng quyền hoặc thực hiện nghĩa vụ pháp lý cũng có thể đó là xử sự thụ động không hành động kiềm chế khồng làm những điều mà pháp luật cấm. Chính vì .
đang nạp các trang xem trước