tailieunhanh - Ebook Thi nhân Việt Nam 1932-1941: Phần 2 - Hoài Thanh, Hoài Chân

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Thi nhân Việt Nam 1932-1941", phần 2 giới thiệu các bài thơ của mộ số nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà nghiên cứu, những sinh viên văn khoa và đông đảo những người yêu thơ. | THI NHÂN VIỆT NAM HUY CẬN Cù Huy Cận sinh ngày 31 mai 1919. Quê quán làng Ân Phú huyện Huơng Sơn Hà Tĩnh . Học lớp năm truờng tổng lớp tu đến khi đậu tú tài tây ở Huế. Hiện học Truờng Cao đẳng Nông lâm. Hồi 1936 có viết giúp Tràng An Sông Huơng ký Hán Quỳ . Từ 1938 đăng thơ ở Ngày nay. Đã xuất bản Lửa thiêng Đời nay Hà Nội - 1940 Đã có hồi người ta tưởng muốn làm thơ hay phải là người hay khóc và thi nhân mỗi lần cầm bút là một lần phải nắng khăn lau mắt lệ . Nhưng buồn mãi cũng chán. Trên tao đàn Việt Nam bỗng phe phẩy một ngọn gió yêu đời tuy không thổi tan những đám mây sầu u ám song cũng đã mấy lần ngân lên những tiếng reo vui. Người thính tai sẽ nhận thấy trong những tiếng kia còn biết bao nhiêu vui gượng nhưng dầu sao sự cố gắng đau đớn của cả một lớp người đi tìm vui cái cảnh ấy ai thấy mà chẳng động lòng Than ôi Ngày vui ngắn ngủi chưa được mấy năm nỗi buồn đã trở về thảm đạm và nặng nề hơn xưa. Nó đã trở về trong tập Lửa Thiêng. Với những tính cách khác hẳn. Cái buồn Lửa Thiêng là cúi buồn tỏa ra từ hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. Có người muốn làm thơ phải tìm những cảnh nên thơ. Huy Cận không thể. Nguồn thơ đã sẵn trong lòng đời thi nhân không cần có nhiều chuyện. Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong. Ai đã so sánh Las Mocedades del Cid của Guillen de Castro với le Cid của Corneille hay Kim http HUY CẬN 131 THI NHÂN VIỆT NAM Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du đều nhận thấy trong Đoạn trường tân thanh và trong le Cid nhiều tình mà ít chuyện. Nếu ta so sánh thơ Huy Cận với thơ hồi trước ta cũng sẽ thấy như thế. Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN