tailieunhanh - Du lịch Việt Nam : yếu ngoại ngữ và Thiếu vắng nụ cười
Năm nay, Việt Nam hy vọng đón 3,2 triệu khách quốc tế và tăng mạnh con số này trong các năm tới. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn gặp nhiều rào cản, đặc biệt về chất lượng dịch vụ và nhân lực. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam giới báo chí hay dùng cụm từ 'cất cánh' để chỉ sự phát triển nhanh mạnh trong các lĩnh vực kinh tế. Một trong các ngành kinh tế được coi là cất cánh nhanh, phải nói tới du lịch | Du lịch Việt Nam yếu ngoại ngữ và Thiếu vắng nụ cười Năm nay Việt Nam hy vọng đón 3 2 triệu khách quốc tế và tăng mạnh con số này trong các năm tới. Tuy nhiên du lịch Việt Nam còn gặp nhiều rào cản đặc biệt về chất lượng dịch vụ và nhân lực. Trong những năm gần đây ở Việt Nam giới báo chí hay dùng cụm từ cất cánh để chỉ sự phát triển nhanh mạnh trong các lĩnh vực kinh tế. Một trong các ngành kinh tế được coi là cất cánh nhanh phải nói tới du lịch. Nếu như năm 1995 số khách nước ngoài vào Việt Nam là khoảng một triệu ba trăm ngàn thì mười năm sau 2005 con số này dự kiến sẽ khoảng ba triệu hai trăm ngàn tức tăng gấp hai lần rưỡi. Tuy nhiên một điều gây quan ngại cho các nhà làm du lịch là số khách quay trở lại Việt Nam không nhiều. Một báo cáo mới đây của Tổng cục Du lịch Việt Nam chỉ ra rằng nguyên nhân chính có thể là do chất lượng đội ngũ nhân viên du lịch ở Việt Nam còn quá kém. Trong người lao động trong ngành du lịch một số lớn không qua đào tạo nghiệp vụ. Điểm yếu nhất là ngoại ngữ Bản báo cáo cũng cho biết hơn một nửa số nhân viên du lịch trong nước không biết ngoại ngữ ngay cả các thứ tiếng phổ thông như tiếng Anh tiếng Pháp. Khỏi nói tới các thứ tiếng mới thịnh hành như tiếng Hàn tiếng Nhật hay quý hiếm hơn là tiếng Tây Ban Nha tiếng Ả rập. Trình độ ngoại ngữ bị cho là điểm yếu nhất của nhân lực ngành du lịch Việt Nam. Con số đưa ra đã gặp phải phản đối dữ dội từ các chuyên gia đào tạo ngành du lịch. Tiến sỹ Phó giáo sư Đinh Trung Kiên Chủ nhiệm khoa Du lịch thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói thống kê như vậy là không chính xác. Nếu tính lao động thời vụ tại các khu du lịch thì có thể nhưng còn nói tới nhân viên du lịch chuyên nghiệp thì phải đạt trình độ A mới được tuyển . Nhiều người trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch cũng cho rằng nhận xét của Tổng cục Du lịch có vẻ như quá bi quan. Anh Nguyễn Đức Quỳnh phụ trách marketing khách sạn Melia Hà Nội nói khách sạn của anh luôn lấy ngoại ngữ làm tiêu chí tuyển chọn nhân viên. Tuy nhiên anh thừa .
đang nạp các trang xem trước