tailieunhanh - SKKN: Sử dụng tài liệu môn Văn học, Địa lí ở trường THPT trong việc dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng tài liệu môn Văn học, Địa lí ở trường THPT trong việc dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12” sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc ấy, tìm tòi nội dung giao thoa giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn. Áp dụng việc dạy học liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên. | SỞ GDĐT TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ LỊCH SỬ SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC ĐỊA LÍ Ở Trường tHpt trong việC dạY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 GIÁO VIÊN ĐINH VẦN LONG NĂM HỌC 2010 - 2011 PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trong những năm gần đây dạy sử và học sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy chúng tôi - những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử làm sao để các em học sinh yêu thích môn học này. II. Lý do chọn đề tài Cũng như các môn học khác môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên cùng với các môn học khác việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy thông minh sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt không cần phải tư duy - động não không có bài tập thực hành. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh Đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là môn phụ dễ học. Vì vậy các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm hiểu tại sao các môn học Văn - Sử - Địa lại liên quan với nhau. Các em lười suy nghĩ không biết phân tích vấn đề hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác càng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN