tailieunhanh - SKKN: Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

Thực tế để giáo dục học sinh tốt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp, tổ chức làm sao cho học sinh thích học từ đó sẽ giáo dục các em học tốt hơn. Sinh hoat chủ nhiệm lớp nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta đạt được kết quả như thế nào? Lớp cần phải làm gì? Cần giáo dục những ai? Xử lí ra sao?.Giáo viên chủ nhiệm quản lí toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phải có kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp hợp lí. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp”. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP PHẦN I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI rong công tác giáo dục ở trường phổ thông không thể phủ nhận vai trò của T người giáo viên chủ nhiệm vì họ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Để làm được điều này người giáo viên cần trang bị cho mình những tri thức cơ bản về nội dung công tác chủ nhiệm ở lớp ở trường cần phải rèn luyện cả về phẩm chất đạo đức lẫn tài năng. Giờ sinh hoạt lớp cũng là dạng hoạt động giáo dục tập thể là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Thực tế để giáo dục học sinh tốt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp tổ chức làm sao cho học sinh thích học từ đó sẽ giáo dục các em học tốt hơn. Sinh hoat chủ nhiệm lớp nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta đạt được kết quả như thế nào Lớp cần phải làm gì Cần giáo dục những ai Xử lí ra sao . Giáo viên chủ nhiệm quản lí toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phải có kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp hợp lí. PHẦN II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh THCS. PHẦN III BIỆN PHÁP CỤ THỂ 1 Tìm hiểu đặc điểm môi trường lớp học. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu xem những điểm mạnh điểm yếu của lớp mình để từ đó có hướng giáo dục. - Khi phân tích điểm mạnh điểm yếu cần trả lời những câu hỏi sao Lớp chúng ta có điểm mạnh điểm yếu nào Lớp chúng ta làm được những công việc gì và thất bại những công việc gì . VD Lớp chủ nhiệm 9A2. - Điểm mạnh Lớp có nhiều HS ở địa bàn xã Vị Đông Đa số HS có dụng cụ sách vỡ đầy đủ HS đều là HS cũ của trường. - Điểm yếu Lớp có nhiều HS thuộc diện nghèo khó khăn. Có nhiều HS cá biệt lưu ban Đa số HS năm trước có nhiều HS yếu thi lại. 2 Phương hướng nhiệm vụ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN