tailieunhanh - Ebook Một số vấn đề cơ bản về tư pháp quốc tế (sách tham khảo): Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Một số vấn đề cơ bản về tư pháp quốc tế", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Quy chế pháp lý của quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong tư pháp quốc tế; tố tụng dân sự quốc tế, giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài,. . | CHƯƠNG V QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA Quốc GIA CÁC Tổ CHỨC QUỐC TẺ LIÊN CHÍNH PHỦ TRONG Tư PHÁP QUỐC TẾ I. QUY CHẾ PHÁP LÝ DÂN sự CỬA QUỐC GIA 1. Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế Như đã trình bày ở chương I nhiều trường hợp quốc gia tham gia vào quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nưởc ngoài. Khi tham gia vào các mốỉ quan hệ xã hội đó quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt - không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đôi. Cơ sở pháp lý quốc tê của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trước hết bao gồm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đảng chủ quyền giữa các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Từ xa xưa các nhà lý luận pháp lý đã thừa nhận một cách rộng rãi luận điểm có tíỉìh nguyên tắc kẻ ngang quyền này không có quyền lực gì đôi với kẻ ngang quyền kia Par in parem non habet imperium . 1. Xem . Boguslavsky Tư pháp quốc tế tiếng Nga Nxb. Quan hệ quốc tế Mấtxcơva 1989 . 180 Pheo nguyên tăc này Nhà nước này hoặc bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước này không có quyền xét xử Nhà nước khác hoặc đại diện của Nhà nước khác. Ngay trong thực tiền cuộc sông của các tầng lớp dân cư cũng như trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước á mỗi quốc gia về mặt lý luận cũng như thực tế cùng cấp và ngang quyền thì không bao giờ có quyền lực gì đốì với nhau chỉ có cấp trên mới có quyền lực đốỉ với cấp dưới. Trong quan hệ quốc tế không có quốc gia nào đứng trên hay là cấp trên của quốc gia khác. Mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ giàu hay nghèo phát triển hay đang phát triển dù theo bất kỳ hệ thống kinh tế - xã hội nào đều là những thực thể độc lập có chủ quyền và phải bình đẳng với nhau. Bỏ qua nguyên tắc này cho phép toà án của nước mình xét xử Nhà nước khác hoặc xét xử những người đại diện cho Nhà nước khác mà Nhà nước đó không đồng ý sẽ dẫn đến tình trạng chà đạp chủ quyền quốc gia xoá bỏ sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia xúc phạm