tailieunhanh - Giáo án bài Trí dũng song toàn - Tiếng việt 5 - Chính tả - GV.Phạm Chí Cường
Mục tiêu bài học: Học sinh Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức một bài văn xuôi. Giáo dục học sinh: Viết chữ rõ ràng, trình bày vở sạch sẽ. | GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 21 Ngày soạn: ./ / Ngày giảng: ./ / Nghe – viết: TRÍ DŨNG SONG TOÀN Phân biệt âm đầu r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Nghe- viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn 2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi, có thanh hỏi hoặc thạnh ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai ( nếu có) - Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 3’ - Kiểm tra 2 HS: GV đọc cho HS viết những từ ngữ có âm đầu r/d/gi hoặc có âm chính o/ô. VD: - rổ, rá, ra, giá, da, giả da. - trông mong, mong muốn, lông lốc, giỗ Tổ. - GV nhận xét + cho điểm. - 2 HS lên viết trên bảng lớp. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Hôm nay, ta lại được gặp danh nhân trí dũng song toàn của nước ta. Ông Giang Văn Minh, người đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài qua bài chính tả nghe – viết. Sau đó, các em sẽ làm một số bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã. 2 Viết chính tả 21’-22’ HĐ1: Hướng dẫn chính tả - GV đọc bài chính tả H: Đoạn chính tả kể về điều gì? - Cho HS đọc lại đoạn chính tả. HĐ2: HS viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu để HS viết (đọc 2 lần). HĐ3: Chấm, chữa bài - GV đọc bài chính tả một lượt. - GV chấm 5-7 bài. - GV nhận xét chung - Cả lớp theo dõi trong SGK. - Kể về việc ông Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông thương tiếc, ca ngợi ông - HS đọc thầm - HS viết chính tả. - HS tự soát lỗi - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2: 6’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: • Các em đọc lại nghĩa của 3 dòng câu a và 3 dòng câu b. • Tìm các từ tương ứng với nghĩa đã cho. - Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã chuẩn bị trước BT. - Cho HS trình bài kết quả bài làm. - GV nhận xét + chốt lại những từ tìm đúng. a/ Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi • Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm. • Biết rõ thành thạo: rành, rành rẽ. • Đồ đựng đan bằng tre, giành. b/ Các từ chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. • Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm. • Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây: vỏ. • Đồng nghĩa với giữ gìn: Bảo vệ. HĐ2: Hướng dẫn Hs làm BT3: 4’ a/ Cho HS đọc yêu cầu và đọc bài thơ. - GV giao việc: • Đọc lại bài thơ. • Chọn r/d hoặc gi để điền vào các chỗ trống trong bài thơ sao cho đúng. - Cho HS làm bài. GV hướng dẫn cho HS làm bài theo hình thức thi tiếp sức. (GV dán lên bảng phiếu đã phô tô bài thơ). - GV nhận xét kết quả và chốt lại ý đúng. 6 dòng có chỗ trống cần điền là: • Dòng 5: Nghe cây lá rầm rì • Dòng 8: Lá gió đang dạo nhạc • Dòng 12: Quạt dịu trưa ve sầu • Dòng 15: Cõng nước làm mưa rào • Dòng 19: Gió chẳng bao giờ mệt! • Dòng 21: Hình dáng gió thế nào? b/ (Cách tiến hành tương tự câu a) Kết quả đúng: Dấu hỏi và dấu ngã lần lượt đặt như sau: tưởng, mãi, hãi, giải, cổng, phải, nhỡ. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - 3 HS lên làm bài vào phiếu. - HS còn lại làm bài cá nhân. - Một số HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được. - Lớp nhận xét bài làm của 3 bạn trên bảng. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. - HS làm bài theo nhóm. Mỗi nhóm 4 HS lần lượt lên điền âm đầu vào chỗ trống thích hợp. - Lớp nhận xét kết quả - HS chép lời giải đúng vào vở bài tập hoặc vở. 3 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc lại bài thơ Dáng hình ngọn gió. - Dặn HS nhớ mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết để kể cho người thân nghe.
đang nạp các trang xem trước