tailieunhanh - Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Ngữ Văn: Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ (Tài liệu bài giảng) - GV. Trịnh Thị Thu Tuyết

"Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Ngữ Văn: Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ (Tài liệu bài giảng) - GV. Trịnh Thị Thu Tuyết" tóm lược kiến thức giúp bạn nắm được nội dung bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam. và học tốt môn Ngữ Văn. | Tài liệu Khóa học Luyện thi Đại học KIT - 1 Môn Ngữ văn Cô Trịnh Thu Tuyết Hai đứa trẻ - Thạch Lam HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM - - TÀI LIỆU BÀI GIẢNG - Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Hai đứa trẻ Phần 2 thuộc khóa học Luyện thi Đại học KIT - 1 Môn Ngữ văn Cô Trịnh Thu Tuyết tại website . Để có thể nắm vững kiến thức bài Hai đứa trẻ Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây bên cạnh hình ảnh con thuyền - bến sông trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga - con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945 chúng ta thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã miêu tả thành công hình tượng con tàu - hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống xã hội đương thời. Trước hết hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi của cuộc sống. Cuộc sống đang cùn đi gỉ đi Nam Cao vốn là một chủ đề phổ biến trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn chủ đề này sẽ được thể hiện theo từng cách khác nhau. Trong Hai đứa trẻ hiện thực cuộc sống được nhà văn Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết bối cảnh câu chuyện Hai đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần cuộc sống của khu phố huyện. Nó là niềm hy vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh. Bởi vậy đêm đêm mọi người vẫn thức để đợi con tàu về ga. Với chị em Liên việc đợi tàu chủ yếu vì một lí do khác. Trong tác phẩm hình tượng con tàu được miêu tả qua cái nhìn của chị em Liên. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn theo lối từ xa đến gần. Khi con tàu sắp về đến sân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.