tailieunhanh - Ebook Biết đâu địa ngục thiên đường: Phần 2 - Nguyễn Khắc Phê

"Biết đâu địa ngục thiên đường" là nhà văn mượn câu thơ trong Truyện Kiều để gửi gắm ý tưởng của mình. Nói như nhà nghiên cứu phê bình Từ Sơn “đây là vấn đề nóng bỏng của mọi kiếp người”, trong đó có tầng lớp trí thức ở những thời điểm lịch sử đầy biến động (từ 1930 đến 1975). Trong tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Khắc Phê không né tránh những chuyện riêng tư, cấm kỵ. Giọng văn tự nhiên, thể nghiệm nhiều phong cách, nghệ thuật đồng hiện, đan xen quá khứ, hiện tại. nội dung phần 2 cuốn tiểu thuyết. | 256 Nguyễn Khác Phê XIV Có ba người trở về Huế từ ba ngả khác nhau. Giả như bố trí cho ba người đụng đầu nhau cùng ỉúc thì cũng. vui. Phố xá Huế chỉ tập trung ở đôi bờ sông Hương quanh các chợ Đông Ba Bến Ngự An Cựu giới trí thức văn nghệ sĩ sinh viên công chức và cả người đạp xích lô xe thồ thường chỉ tụ tập ờ mấy quán cà phê quen thuộc nên cảnh hội ngộ không hẹn trước cũng không phải hiếm. Nhưng thôi cuộc đời ra sao cứ để nó diễn ra như thế. Người thứ nhất chúng ta đã gặp trên đoàn tàu Thống Nhất. Chia tay với ông thầy đã cứu mạng mình Tịnh nán ở lại Huế ít hôm. Sau ngày giải phóng Sài Gòn đây là lần thứ hai anh trở lại Huế thăm mẹ trong căn nhà nhỏ ở Thành Nội. Tịnh rời Huế sau khi tham gia phong trào sinh viên tranh đấu chống Diệm năm 1963. Khỏi phải nhắc lại nỗi vui mừng xúc động và tự hào tràn chiếm lòng anh lần đầu trở lại quê nhà trong tư cách người chiến thắng. Lần này thay cho niềm vui là những nỗi băn khoăn buồn bực rất khó giãi bày. Cả bà mẹ đang sống cô đơn và ngày ngày vẫn mong anh được về làm việc ử Huế nhưng cũng không vui mừng khi thấy Tịnh xuất hiện đột ngột bên thềm nhà. Căn nhà nhỏ lợp ngói âm dương cũ kỹ ẩn sau những hàng cây lúc nào như cũng thiếu Biết Đâu Địa Ngục Thiền eưữNG 257 ánh sáng và tiếng cười. Quả là bà cụ ít có dịp mở rộng cửa để đón khách - người có con em dính đến ngụy hay đi làm cho sở Mỹ thì làm sao trò chuyện được vói người mẹ Việt Cộng các gia đình theo cách mạng hay từ miền Bắc vào thì e ngại tiếp xúc với bà cụ khi biết Độ - đứa em trai của Tịnh mất tích hồi sáu tám không rô lý do. Người mẹ nào có thể yên vui khi vừa bị mất con vừa phải sống dưới cái nhìn xoi mói nghi kị của bà con xóm giềng chẳng khác chi một cái án chung thân. Chơi với cái bọn hai mang1 ấy nguy hiểm lắm . Người ta có con là liệt sĩ được đưa vào nghĩa trang được Tổ Quốc ghi công hàng năm vào dịp 27 tháng Bảy chính quyền đoàn thể còn ân cần đến tận nhà thăm hỏi tặng quà đằng này một nấm đất nhỏ để thắp hương chẳng tìm thấy cũng chẳng biết nó chết ngày nào mà

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN