tailieunhanh - Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Hướng dẫn du lịch - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA HDDL-TH28
Cùng tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Hướng dẫn du lịch - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA HDDL-TH28 sau đây với lời giải chi tiết cho mỗi câu hỏi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên nghề Hướng dẫn du lịch học tập và ôn thi tốt nghiệp. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH MÔN THI: THỰC HÀNH NGHỀ Mã đề thi: DA HDDL - TH 28 ---------------------------------- Bài TH số 1 (20 điểm): Thực hành xử lý tình huống khi thực hiện chương trình du lịch: Tại điểm du lịch, có hiện tượng một số người hành khất, người bán hàng rong làm phiền khách của bạn. Thứ tự Nội dung Điểm 1 Thực hành xử lý tình huống khi thực hiện chương trình du lịch: Tại điểm du lịch, có hiện tượng một số người hành khất, người bán hàng rong làm phiền khách của bạn. 20 - Chia sẻ với khách về sự không hài lòng với một số hiện tượng ảnh hưởng tới việc thăm quan du lịch. Hướng dẫn khách hạn chế tiếp xúc với các đối tượng có thể gây phiền toái. 5 - Thông báo với Ban quản lý điểm du lịch hoặc chính quyền địa phương để họ giúp bạn hoàn thành tốt việc hướng dẫn 5 - Giải thích với những người gây cản trở cho việc thăm quan của khách để họ không hoặc giảm bớt sự quấy nhiễu khách 5 - Bạn sẽ là người thay mặt cả đoàn làm một số việc cần thiết để hạn chế sự tiếp xúc của khách với những đối tượng đó và nói rõ bạn đại diện cho đoàn để tránh sự quấy nhiễu đối với khách của bạn 5 Bài TH số 2 (50 điểm): Viết dàn bài và thực hành thuyết minh giới thiệu khái quát về Bảo Tàng điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng trên phương tiện vận chuyển. Thứ tự Nội dung Điểm 2 Viết dàn bài và thực hành thuyết minh giới thiệu khái quát về Bảo Tàng điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng trên phương tiện vận chuyển. 50 a. Dàn ý bài thuyết minh 20 *Mở đầu: - Chào mừng khách - Giới thiệu lý do tham quan điểm, tạo sự hấp dẫn và hứng thú cho khách. 3 - Quá trình hình thành và những biến đổi: + Tháng 7 năm 1915, bảo tàng được xây dựng và được khánh thành vào đầu năm 1919. + Bảo tàng đã trải qua 3 lần mở rộng: năm 1930 và kết thúc năm 1936; năm 1975 và năm 2002 và giữ nguyên quy mô như ngày nay. 2 * Giới thiệu tổng quan bảo tàng: + Sơ lược về đất nước, dân tộc và văn hóa Chăm + Vị trí của Bảo tàng + Bố cục bảo tàng theo từng địa danh: 2 hành lang (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và 6 phòng ( Quảng Trị, Trà Kiệu, Mỹ Sơn, tháp Mẫm Bình Định, Đồng Dương và bày mở rộng) 3 * Giới thiệu chi tiết: - Các khu vực của Bảo tàng + Phòng Quảng Trị: + Hành lang Quảng Nam + Hành lang Quảng Ngãi + Trà Kiệu + Tháp Mẫm - Bình Định + Phòng Mỹ Sơn + Phòng Đồng Dương + Phòng trưng bày mở rộng (Mỗi phòng cần giới thiệu: Số lượng tác phẩm, niên đại, nơi khai quật, một số tác phẩm tiêu biểu, giới thiệu chi tiết ít nhất 1 tác phẩm, chú ý giới thiệu các vị thần trong tín ngưỡng của người Chăm) - Giá trị của bảo tàng: + Giá trị về văn hóa kiến trúc + Giá trị về du lịch 10 * Kết: - Tóm tắt nội dung thuyết minh - Một số quy định khi vào điểm tham quan - Kế hoạch tiếp theo 2 b. Trình bày bài thuyết minh 30 - Nội dung trình bày: Đủ, chính xác, cân đối về thông tin 10 - Tác phong trình bày: trang phục, tư thế chững chạc, tự tin, giao lưu tốt, sử dụng ngôn ngữ biểu cảm hợp lý 10 - Ngôn ngữ nói: Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe, tốc độ và âm lượng vừa phải, sử dụng từ ngữ hợp lý. 10 Bài TH số 3 (30 điểm): Câu hỏi tự chọn của các trường
đang nạp các trang xem trước