tailieunhanh - Đề cương ôn tập: Môn Thủy lực thủy điện K55

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu môn Thủy lực thủy điện K55, nội dung đề cương ôn tập "Môn Thủy lực thủy điện K55" dưới đây. Nội dung đề cương là hệ thống các kiến thức về: Vẽ tam giác vận tốc, giải thích các thành phần của tam giác vận tốc ấy, trình bày thí nghiệm Reynolds,. | Đề cương ôn tập môn thủy lực thủy điện k55 Thời gian 60 phút, 3 câu (2 lý thuyết + 1 bài tập), không sử dụng tài liệu, chỉ sử dụng bảng phụ lục tra cứu khi cần. Đề cương này không phải giới hạn ôn tập mà chỉ là chú trọng hơn vào những phần này thôi. Đề thi có thể nằm ngoài phạm vi ôn tập (cả lý thuyết và bài tâp) 1. Nêu ngắn gọn thế nào là hiện tượng va đập thủy lực, làm thế nào để khắc phục hiện tượng va đập thủy lực, nêu ứng dụng của nó 2. Vẽ tam giác vận tốc, giải thích các thành phần của tam giác vận tốc ấy. 3. Tổn thất cục bộ và dọc đường trong đường ống xảy ra trong những trường hợp nào? Hệ số tổn thất cục bộ và dọc đường phụ thuộc vào yếu tố nào? 4. Cách tạo độ cao cột nước và tua bin thủy lực đối với nhà máy thủy điện công suất nhỏ? 5. Trình bày thí nghiệm Reynolds 6. Nêu các thiết bị điện đối với nhà máy thủy điện công suất nhỏ? 7. Trình bày cách phân loại các tuabin! So sánh tuabin xung kích và tua bin phản kích. 8. Nêu cách thành lập phương trình Ole tĩnh. 9. Phân loại các loại tuabin thủy lực. Hiệu suất của mỗi tuabin được tính như thế nào? Có gì khác so với cách tính hiệu suất của tổ hợp máy hay không? 10. Nêu cách vẽ biểu đồ phân bố áp lực theo độ sâu, có thể vẽ được mấy loại biểu đồ phân bổ áp lực theo độ sâu – ví dụ 11. Dùng hệ số đặc trưng lưu lượng K có ưu điểm gì so với phương pháp giải tích trong tinh toán thủy lực đường ống có áp. Hệ số đặc trưng lưu lượng K phụ thuộc vào yếu tố nào? 12. Nêu các thiết bị cơ khí trong nhà máy thủy điện (thiết bị nâng chuyển, thiết bị điện) 13. Nêu các kết cấu phần trên nước của nhà máy thủy điện kiểu nửa kín 14. Nêu cách thành lập phương trình Becnuli cho dòng nguyên tố chất lỏng lý tưởng 15. Nêu ý nghĩa hình học và ý nghĩa năng lượng của phương trình Becnuli 16. Nêu các kết cấu phần trên nước của nhà máy thủy điện kiểu nửa hở 17. Cách tính toán thủy lực dòng chảy qua lỗ nhỏ thành mỏng khi cột áp không đổi với dòng chảy tự do. 18. Nêu kết cấu phần trên nước của nhà máy thủy điện kiểu hở 19. Giải thích tại sao kênh hình thang lại được gọi là kênh có mặt cắt có lợi nhất về mặt thủy lực 20. Nêu đặc điểm cấu tạo nhà máy thủy điện kiểu long song (ngang đập) 21. Nêu ý nghĩa của phương trình cơ bản của thủy lực. Phương trình này cho ta cách tính áp suất/cột áp tại những điểm nào trong môi trường chất lỏng? 22. Nêu đặc điểm cấu tạo nhà máy thủy điện kiểu sau đập và đường dẫn 23. Cách tính toán thủy lực dòng chảy qua lỗ nhỏ thành mỏng khi cột áp không đổi với dòng chảy ngập. 24. Nêu đặc điểm cấu tạo nhà máy thủy điện kiểu ngầm và nửa ngầm 25. Mục đích và các phương án bố trí máy biến thế của nhà máy thủy điện? 26. Hệ thống dầu của nhà máy thủy điện? 27. Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật của nhà máy thủy điện? 28. Hệ thống tháo nước và tiêu nước của nhà máy thủy điện? 29. Trình bày phương trình cơ bản của thủy lực, áp suất trong phương trình này được tính là áp suất gì? 30. Nêu các thông số cơ bản của tuabin 31. Phát biểu và chứng minh định luật Pascal. 32. Khái quát về cấu tạo tuabin phản kích? 33. Khái quát về cấu tạo tuabin xung kích? 34. Tổn thất dọc đường và cục bộ trong đường ống xảy ra trong những trường hợp nào? Hệ số tổn thất dọc đường cục bộ phụ thuộc vào yếu tố nào? 35. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của một loại máy thủy điện mà anh/chị biết

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.