tailieunhanh - Cơ chế tác dụng của enzyme

Vận tốc phản ứng hóa học được xác định bởi giá trị năng lượng hoạt hóa tức là mức năng lượng các chất tham gia phản ứng phải đạt được để cắt đứt liên kết cần thiết và hình thành các liên kết mới. | Cơ chế tác dụng của enzyme Vận tốc phản ứng hóa học được xác định bởi giá trị năng lượng hoạt hóa tức là mức năng lượng các chất tham gia phản ứng phải đạt được để cắt đứt liên kết cần thiết và hình thành các liên kết mới. Năng lượng hoạt hóa càng lớn thì vận tốc phản ứng càng chậm và ngược lại. Do làm giảm năng lượng hoạt hóa phản ứng các chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy vận tốc phản ứng hóa học. Ví dụ bột platin là một chất xúc tác hóa học được sử dụng rộng rãi. Vì các chất tham gia phản ứng trên bề mặt platin đều được chuyển sang trạng thái có khả năng phản ứng cao hơn. Do vậy năng lượng hoạt hóa sẽ nhỏ hơn và tốc độ phản ứng sẽ cao hơn. 1 Cơ chế tác dụng của enzyme Như vậy trong các phản ứng có xúc tác chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học có nghĩa là nó chỉ tham gia vào các phản ứng trung gian mà không đóng vai trò là chất tham gia phản ứng. Sau phản ứng chất xúc tác lại phục hồi về trạng thái ban đầu để tiếp tục xúc tác. 2 Cơ chế của xúc tác enzyme Hầu như tất cả các biến đổi hóa sinh trong tế bào và cơ thể sống đều được xúc tác bởi enzyme ở pH trung tính nhiệt độ và áp suất bình thường trong khi đa số các chất Xúc tác hóa học khác lại chỉ xúc tác ở nhiệt độ và áp suất cao. Chính nhờ việc tạo được môi trường đặc hiệu bởi trung tâm hoạt động của enzyme liên kết với cơ chất có lợi nhất về mật năng lượng để thực hiện phản ứng mà enzyme có được những khả năng đặc biệt đã nêu trên