tailieunhanh - Bài giảng Một số tác phẩm triết học trước Mác. Chương 1. Tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử

Bài giảng Một số tác phẩm triết học trước Mac. Chương 1. Tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử gồm các nội dung: Phần I. Về Khổng Tử và nguồn gốc tác phẩm Luận ngữ, phương pháp nghiên cứu tác phẩm. Phần nội dung gồm: 1) Quan điểm bản thể luận (về Trời đất, quỹ thần) 2) Quan điểm chính trị (đường lối đức trị) 3) Những phẩm chất căn bản của người quân tử (quan điểm về đạo làm người) 4) Quan điểm về giáo dục (dạy và học). | 1 . NGUYỄN TẤN HÙNG BÀI GIẢNG MỘT SỐ TÁC PHẨM TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC CHƯƠNG I TÁC PHẨM LUẬN NGỮ tè n CỦA KHỔNG TỬ L THÁNG 10 - 2013 2 I. VỀ TÁC GIẢ NGUỒN GỐC CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ 1. Sơ lược vê tiêu sử của Không Tử Khổng Tử 4L 551 - 479 TrCN còn gọi là Không Phu Tử người sáng lập trường phái Nho gia là nhà triết học lớn nhất ở Trung Quốc cổ đại. Ông có tên là Khâu tự là Trọng Ni fafé . Tên của ông được một nhà truyền giáo phương Tây chuyển âm sang tiếng Latin là Confucius. Cách latin hóa này được sử dụng rộng rãi ở phương Tây và vì thế Nho giáo được gọi là Confucianism Khổng giáo - học thuyết do Tượng Khổng Tử Khổng Tử sáng lập . Khổng Tử sinh năm 551 TrCN tại ấp Trâu làng Xương Bình nước Lỗ nay là huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông Trung Quốc trong một gia đình quý tộc. Cha mất khi lên 3 tuổi Khổng Tử ở với mẹ trong cảnh nghèo khổ phải làm lụng vất vả hằng ngày nhưng rất chăm học. Năm 19 tuổi ông lấy vợ và được bổ nhiệm chức quan nhỏ. Năm 22 tuổi Khổng Tử mở trường dạy học và trong suốt 20 năm từ năm 34 tuổi đến năm 51 tuổi ông dẫn học trò đi khắp các nước để truyền bá và tìm người sử dụng học thuyết của mình. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi không. Ở tuổi 51 ông quay về nước Lỗ được làm đến chức Đại tư khấu giống như Thượng thư coi việc hình pháp sau đó bốn năm được cử làm Nhiếp tướng sự quyền Tể tướng nhưng vì vua Lỗ say mê gái đẹp quên việc tế lễ nên Thầy trò Khổng Tử lại phải ra đi một lần nữa. Nhìn chung tư tưởng và đạo lý của ông không phù hợp với các chế độ chính trị đương thời như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét Đạo đức của ông là hoàn hảo nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại giống như một cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái hộp vuông Năm 68 tuổi Khổng Tử quay về quê hương nước Lỗ tiếp tục dạy học và bắt tay soạn sách với lòng mong muốn học trò sẽ tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình. Khổng Tử là một nhà giáo dục lớn được người Trung Quốc tôn là Chí Thánh Tiên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG