tailieunhanh - Bài viết khoa học: Duy trì và quản lý các kho lưu trữ lịch sử huyện ở Bắc Giang – nhu cầu và giải pháp
Quy định mới của Luật Lưu trữ Việt Nam năm 2011 đã khiến cho công tác lưu trữ đang “đóng băng tạm thời” mà chưa có giải pháp tháo gỡ. Bài viết khoa học: Duy trì và quản lý các kho lưu trữ lịch sử huyện ở Bắc Giang – nhu cầu và giải pháp sau đây đề cập tới một số gợi ý để khắc phục tình trạng trên. | DUY TRÌ VÀ QUẢN LÝ CÁC KHO LƯU TRỮ LỊCH SỬ HUYỆN Ở BẮC GIANG – NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP * (bài viết đã công bố tại Tọa đàm khoa học có chủ đề “Quản lý nhà nước công tác lưu trữ ở Bắc Giang theo tinh thần của Luật Lưu trữ”, Bắc Giang, tháng 11 năm 2013) Ths. PHẠM Thị Diệu Linh Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN Cấp huyện ở Việt Nam đã được hình thành tương đối sớm và có vị trí quan trọng trong việc thiết lập hệ thống cơ cấu hành chính ở địa phương. Song song với sự tồn tại của đơn vị hành chính cấp huyện và các cơ quan nhà nước cùng cấp đã làm xuất hiện nhiều tài liệu lưu trữ quan trọng, phản ảnh một phần lịch sử của địa phương trong nhiều giai đoạn khác nhau. Thông tư số 21/2005/TT-BNV ngày 01 tháng 02 năm 2005 của Bộ Nội vụ công nhận sự tồn tại của kho lưu trữ lịch sử huyện, tạo điều kiện để cơ quan hành chính cấp này quan tâm hơn nữa tới công tác lưu trữ, đồng thời cho phép người dân được tiếp cận tốt hơn với những tài liệu có giá trị lịch sử. Tuy vậy, Luật Lưu trữ Việt Nam năm 2011 đã không công nhận cấp huyện là một đơn vị hành chính cần tổ chức kho lưu trữ lịch sử. Điều này gây ra nhiều xáo trộn trong việc quản lý tài liệu lưu trữ ở cấp này. Trong trường hợp của Bắc Giang, công tác lưu trữ ở cấp huyện đã được quan tâm từ thời kỳ đầu của chính quyền hành chính sau giải phóng năm 1954. Sự quan tâm của lãnh đạo ngành lưu trữ tại Bắc Giang đã đặt nền tảng quan trọng cho công tác lưu trữ cấp huyện. Đến nay, hơn 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh tại Bắc Giang đều đã thiết lập được những cơ sở * Bài viết dựa trên kết quả luận văn thạc sĩ “Các giải pháp nâng cao hiệu quả lưu trữ cấp huyện của thành phố Hà Nội”, thực hiện năm 2009 do PGS. Vương Đình Quyền hướng dẫn và các số liệu cung cấp bởi cán bộ, lãnh đạo Chi Cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bắc Giang, kỷ yếu “Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bắc Giang, 65 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành”. 1 quan trọng của công tác lưu trữ từ con người tới các điều kiện vật chất. .
đang nạp các trang xem trước