tailieunhanh - Giáo án Toán 1 Chương 1 bài 9: Bằng nhau. Dấu =

Với mục đích giúp cho học sinh nắm được rõ kiến thức về cách sử dụng dấu bằng và cách viết dấu bằng như thế nào. Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo bộ sưu tập "Giáo án Toán 1 Chương 1 bài 9: Bằng nhau - Dấu bằng". Bên cạnh đó các em còn nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó. Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu bằng khi so sánh các số, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành bài tập trong sách giáo khoa. | BÀI 9 BẰNG NHAU, DẤU = TIÊU: Giúp học sinh: _ Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó _ Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số DÙNG DẠY HỌC: _ Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 10’ 18’ 2’ biết quan hệ bằng nhau: a) Hướng dẫn HS nhận biết 3=3 _GV nêu câu hỏi hoặc HS tự nêu, để biết: + Có 3 con hươu, có 3 khóm cây, cứ mỗi con hươu lại có một khóm cây (và ngược lại), nên số con hươu (3) bằng số khóm cây (3), ta nói 3 bằng 3 +Có 3 chấm tròn xanh, có 3 chấm tròn trắng, cứ mỗi chấm tròn xanh lại có 1 chấm tròn trắng, nên số chấm tròn xanh (3) bằng số chấm tròn trắng (3), ta có 3 bằng 3 _ GV giới thiệu: “Ba bằng ba” viết như sau: 3 = 3, giải thích: dấu = đọc là dấu bằng _Cho HS đọc: 3 = 3 b) Hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4 _Hướng dẫn lần lượt và tương tự như đối với 3 = 3 _Hoặc nêu vấn đề: + Chẳng hạn: ta biết 3 = 3, vậy có thể nêu ngay 4 = 4 hay không? + Hướng dẫn HS giải thích 4 = 4 bằng tranh vẽ (hay mô hình) nêu trong bài học tương tự như đối với 3 = 3 c) Cho HS nêu vấn đề tương tự như phần b, chẳng hạn để giải thích 2 = 2. Từ đó khái quát thành: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên chúng bằng nhau (đọc , chẳng hạn 3 = 3 từ trái sang phải cũng giống đọc từ phải sanh trái, còn 3 ¸4 chỉ đọc từ trái sang phải (ba bé hơn bốn) vì nếu đọc từ phải sang trái thì phải thay “bé hơn” bởi “ lớn hơn” hành: Bài 1: Viết dấu = GV quan sát và giúp HS trong quá trình tập viết dấu = Lưu ý khi viết dấu = vào giữa hai số, VD: 5 = 5, nên hướng dẫn HS viết dấu = cân đối ngang giữa hai số, không viết cao quá, cũng không viết thấp quá Bài 2: Viết _GV hướng dẫn HS nêu nhận xét rồi viết kết quả nhận xét bằng kí hiệuvào các ô trống _Chẳng hạn: ở hình vẽ đầu tiên có 5 hình tròn trắng, 5 hình tròn xanh, ta viết: 5= 5 Làm tương tự với các tranh khác Bài 3: Viết _Gọi HS nêu cách làm bài Bài 4: Viết _Gọi HS nêu cách làm bài xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị tiết 15: “Luyện tập chung” _Quan sát tranh vẽ của bài học và trả lời từng câu hỏi: _HS đọc: Ba bằng ba _HS nêu cách làm bài _Viết dấu = vào vở _HS quan sát tranh đầu tiên ở bên trái và nêu cách làm bài _HS làm bài _HS chữa bài, đọc kết quả. _ Viết dấu thích hợp vào ô trống _ HS làm bài và chữa bài _ So sánh số hình vuông và số hình tròn rồi viết kết quả so sánh -Mô hình -Vở bài tập toán 1

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.