tailieunhanh - 7 việc cần làm để “refresh” hệ điều hành Android cũ

Tài liệu 7 Việc cần làm để “refresh” hệ điều hành Android cũ dưới đây sẽ gợi ý cho bạn các bước để làm mới lại phiên bản Android cũ kỹ trên smartphone của mình, áp dụng với các máy dùng Android trở về trước. | 7 việc cần làm để “refresh” hệ điều hành Android cũ Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn các bước để làm mới lại phiên bản Android cũ kỹ trên smartphone của mình, áp dụng với các máy dùng Android trở về trước. 1 - Khôi phục cài đặt gốc Đây là một trong những việc làm cần thiết nhất để trả chiếc smartphone lại trạng thái gốc như khi vừa xuất xưởng. Đầu tiên, chúng ta vào Settings mục Privacy, chọn Factory data reset. Nếu muốn xóa luôn dữ liệu của thẻ nhớ đang gắn trong máy, chọn thêm Erase SD card. Lưu ý rằng, phải sao lưu những dữ liệu quan trọng trong thẻ nhớ trước khi xóa. Factory data reset trong mục Privacy Xong, nhấn Reset phone, Erase everything. Lúc này, điện thoại sẽ thực hiện quá trình xóa dữ liệu và tự khởi động lại. Nhấn Reset phone để hoàn tất việc khôi phục cài đặt gốc Sau khi thiết bị khởi động lại, màn hình sẽ ở chế độ khóa. Người dùng chỉ việc mở khóa màn hình, rồi thực hiện các thiết lập cho lần đầu sử dụng, để đơn giản, chúng ta có thể chọn ngôn ngữ Tiếng Việt ở mục Change language và làm theo hướng dẫn để khai báo các thông tin cần thiết. Chọn ngôn ngữ và khai báo các thông tin cần thiết để hoàn tất cài đặt 2 - Cập nhật ứng dụng Hệ điều hành Android mặc định luôn được cài đặt sẵn một số tiện ích, bạn cần kiểm tra lại các ứng dụng nào lỗi thời để cập nhật phiên bản mới nhất để nó hoạt động ổn định hơn và đầy đủ tính năng hơn. Kiểm tra lại các cập nhật các ứng dụng trên kho ứng dụng Android Trước hết, nhấn vào biểu tượng CH Play (hoặc Play Store), nhấn phím Menu, chọn My Apps, Browse Apps. Danh sách các ứng dụng có bản cập nhật mới sẽ hiện ra, bạn nhấn vào tên ứng dụng, rồi chọn Update, Accept & download hoặc có thể chọn Update all đễ cập nhật tất cả. Tiến hành cập nhật các ứng dụng mới 3 - Tắt các hiệu ứng chuyển động Để góp phần tăng tốc cho chiếc smartphone mới khôi phục lại của mình, bạn có thể tắt các hiệu ứng không cần thiết trên giao diện của máy. Cách làm khá đơn giản, nếu như thiết bị Android của bạn chạy phiên bản thấp hơn , hãy tắt tính năng này bằng cách chọn "Settings > Display > Animation" rồi chọn “No Animation”. Tắt các hiệu ứng không cần thiết 4 - Gỡ bỏ các widget không cần thiết Widget là một trong những điểm độc đáo của Android so với hệ điều hành khác nhưng nó sẽ khiến chiếc smartphone của bạn hoạt động chậm hơn. Gỡ bỏ các widget không cần thiết Để góp phần “giảm tải” cho những smartphone cấu hình thấp, đơn giản hãy gỡ bỏ những widget không cần thiết khỏi giao diện màn hình Home Screen cũng như các giao diện màn hình khác của hệ điều hành bằng cách chạm vào widget đó vài giây và bỏ nó biểu tượng thùng rác. 5 - Quản lý bộ nhớ RAM Các smartphone đời cũ thường có bộ nhớ RAM khá thấp, sau khi dùng một thời gian máy sẽ xảy ra hiện tượng chậm và giựt, để hạn chế trường hợp này, người dùng có thể cài đặt NQ Android Booster hay Watchdog Task Manager, hai ứng dụng khá tốt để giải phóng bộ nhớ RAM khi máy bị quá tải. NQ Android Booster và Watchdog Task Manager 6 - Cài ROM mới Đối với những ai đã root thiết bị của mình thì có thể tiến hành cài đặt các bản ROM khác với giao diện và tốc độ tốt hơn so với ROM mặc định của nhà sản xuất. Việc cài đặt khá phức tạp và cần tìm hiểu kỹ càng, một trong những diễn đàn uy tín bạn có thể tham khảo về ROM cho smartphone Android là XDA. Diễn đàn chuyên về ROM Android XDA 7 - Sử dụng giao diện bên thứ ba Ngoài những cách trên, bạn còn có thể “tút” lại chiếc smartphone cũ của mình bằng cách sử dụng các giao diện của hãng thứ ba. Sau đây là một số giao diện được người dùng đánh giá khá cao và có thể tải về cài đặt trên chợ ứng dụng trực tuyến của Android một cách đơn giản: ADW Launcher Go launcher EX SPB Shell 3D Laucher Pro