tailieunhanh - Cơ sở lí thuyết để xây dựng mô hình động học của cần trục tháp kiểu tháp cố định, đầu bằng - ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Để vận hành cần cẩu tháp hiệu quả và an toàn, cần phải nắm được các vấn đề liên quan đến ứng xử động học của cần trục tháp khi hoạt động. Nghiên cứu "Cơ sở lí thuyết để xây dựng mô hình động học của cần trục tháp kiểu tháp cố định, đầu bằng" này bước đầu đưa ra cơ sở lí thuyết nhằm xây dựng mô hình động học của cần trục tháp, để từ đó, tiến tới giải quyết vấn đề ổn định của nó khi hoạt động. nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết. | Cơ sở lí thuyết để xây dựng mô hình động học của cần trục tháp kiểu tháp cố định đầu bằng Nguyễn Anh Tuấn Bộ môn Máy xây dựng-Trường ĐH Thuỷ lợi Đặt vấn đề. Trong những năm vừa qua nhu cầu xây dựng các công trình có độ cao lớn ngày càng tăng đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thi công các công trình cao tầng này cần trục tháp đóng vai trò rất quan trọng trong thi công. Để vận hành cần cẩu tháp hiệu quả và an toàn cần phải nắm được các vấn đề liên quan đến ứng xử động học của cần trục tháp khi hoạt động. Nghiên cứu này bước đầu đưa ra cơ sở lí thuyết nhằm xây dựng mô hình động học của cần trục tháp để từ đó tiến tới giải quyết vấn đề ổn định của nó khi hoạt động. Chúng ta xem cần trục tháp như là một rô-bốt có bốn bậc tự do BTD kết hợp với bộ phận buộc cáp và vật nâng rô-bốt chuyển thành một hệ động học với tổng cộng tám BTD. Theo đặc tính vật lí của cáp cần trục nghiên cứu này sẽ rút ra các phương trình chuyển động và xây dựng các thuật toán để giải các phương trình đó trong từng khoảng thời gian trong quá trình hoạt động của cần trục. I. Xây dựng bài toán Cần trục tháp trong xây dựng các công trình cao tầng rất đa dạng và nhiều chủng loại cụ thể như cần trục tháp loại cần gật cần cố định nằm ngang cần trục tháp di chuyển trên ray cần trục tháp có tháp cố định . Trong nghiên cứu này chúng ta xét bài toán động học của cần trục tháp với tháp cố định loại đầu bằng. Trong trường hợp cần trục tháp này ta xét hệ tám bậc tự do như sau. - Bốn BTD có thể được điều khiển bởi người vận hành cần trục là sự quay cần chuyển động hướng kính của xe con chuyển động nâng hạ của móc cẩu chuyển động quay của móc so với cáp. Bốn BTD này gây ra ngoại lực cho hệ khi chúng chuyển động. - Bốn BTD động học khác được xác định bởi động học của cáp móc vật và các phần tử được treo ở xe con. Chúng bao gồm sự quay của cáp song song với cần sự quay của cáp vuông góc với cần sự quay của bộ phận buộc cáp so với cáp trong mặt phẳng song song với .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN