tailieunhanh - Tiểu luận Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, tiền tệ, Đông Nam Á - Châu Á (Thái lan)

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặt biệt là sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, ngân hàng – các tổ chức tín dụng. đã và đang thu hút một lượng lớn nguồn ngoại tệ đầu tư từ nước ngoài. | Từ trước khi cuộc họp này diễn ra, vấn đề được bàn thảo là mở rộng quỹ trao đổi tiền tệ dựa trên Sáng kiến Chiang Mai từ 80 tỉ USD lên 120 tỉ USD. Sáng kiến Chiang Mai, một thỏa thuận trao đổi song phương, được 10 nước ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đưa ra hồi năm 2000 tại Chiang Mai, Thái Lan, ngay sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 quét qua các nước châu Á. Thỏa thuận này nhằm giúp các nước vay tiền để thanh toán ngắn hạn khi gặp khó khăn do khủng hoảng. Hồi tháng , ASEAN+3 đã đồng ý thành lập quỹ trao đổi tiền tệ dựa trên Sáng kiến Chiang Mai với số tiền 80 tỉ USD nhưng sau đó đề xuất nâng số tiền này. Đây cũng được coi là tâm điểm của cuộc họp hôm qua. Kết thúc phần họp sáng qua, các bộ trưởng tài chính đã đồng ý trên nguyên tắc việc mở rộng quỹ trao đổi tiền tệ từ 80 tỉ USD lên 120 tỉ USD. Trong đó, 80% số tiền trong quỹ sẽ do Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đóng góp. Phần 20% còn lại (24 tỉ USD) sẽ do các nước thành viên ASEAN đóng góp. Tuy nhiên, việc ký kết chính thức để thành lập quỹ này thì phải đợi đến cuộc họp thường niên các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 diễn ra vào tháng 5 tại Bali, Indonesia. Hiện chưa rõ mỗi nước sẽ đóng góp cụ thể bao nhiêu. Tất cả vẫn còn trong vòng thảo luận. Về thời gian Sáng kiến Chiang Mai đi vào thực tế thì Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij cho hay mỗi nước có một quy trình riêng về việc thông qua các chính sách và sẽ mất các khoảng thời gian khác nhau để hoàn tất. Do đó, mọi việc cần được tiếp tục bàn thảo giữa các nước.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN