tailieunhanh - Chứng bón ở trẻ em - Mẹo vặt chữa táo bón

Nhìn một em bé đau bụng, ngồi bô đã lâu nhưng vẫn chưa xong, ngồi rặn hoài, rặn đỏ mặt, mồ hôi tuôn nhễ nhại, chúng ta cảm thấy xót xa, đến khi nghe tiếng “cộp-cộp” khô khốc vang lên, khuôn mặt của bé mới giãn ra. Lúc đổ bô chúng ta thấy có ít máu tươi bao quanh cục phân – khi ấy hậu môn bé đã bị nứt, chính là chứng táo bón ở trẻ em. Trong chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có hai thái cực đối lập: . | Chứng bón ở trẻ em - Mẹo vặt chữa táo bón Nhìn một em bé đau bụng ngồi bô đã lâu nhưng vẫn chưa xong ngồi rặn hoài rặn đỏ mặt mồ hôi tuôn nhễ nhại chúng ta cảm thấy xót xa đến khi nghe tiếng cộp-cộp khô khốc vang lên khuôn mặt của bé mới giãn ra. Lúc đổ bô chúng ta thấy có ít máu tươi bao quanh cục phân - khi ấy hậu môn bé đã bị nứt chính là chứng táo bón ở trẻ em. Trong chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có hai thái cực đối lập . Tiêu chảy tiêu quá nhiều lần phân lỏng. . Táo bón tiêu ít lần phân cứng khô. Thái cực nào cũng gây khó chịu cho trẻ và các bậc phụ huynh. Chứng không gây nguy hiểm nhưng nhiều phiền toái đó là táo bón. Bé bị bón hình ảnh trên cứ lập lại hoài những đau đớn khi ngồi bô và chứng rách hậu môn làm bé sợ đi cầu nên nín lâu ngày thành thói quen lại càng bón hơn. Có những trường hợp trẻ nhập viện vì sốt và đau bụng. Thầy thuốc khám cho bé sờ được từng khối phân cứng lổn nhổn trong bụng có thể bé đã bị sốt vì bón. Ngoại trừ những chứng bệnh thực thể như phình to ruột già gây ứ đọng phân các nguyên nhân gây bón còn lại có thể khắc phục dễ dàng nhưng cần có sự kiên trì của gia đình. Trẻ chỉ bú sữa mẹ có thể 2 - 3 ngày mới đi tiêu một lần nhưng mỗi lần đi tiêu không phải gắng sức phân vẫn mềm đó không phải bị bón mà do trẻ tiêu hóa sữa mẹ tốt nên ít phân. Trẻ lớn hơn bị bón có thể do uống ít nước ít ăn rau ít ăn các chất xơ. Trong bữa ăn cha mẹ chỉ chú ý cho con ăn cơm với thịt cá và nước canh chén cơm không thấy có rau xanh. Trong ngày có cho ăn thêm trái cây nhưng là ổi vú sữa saboche nên bón là điều tất nhiên. Để giúp trẻ đi cầu được nhiều vị phụ huynh đã mua thuốc về bơm đít cho trẻ đó chỉ là biện pháp tình thế không phải là cách giải quyết căn bản nên bón vẫn còn bón. Đến nỗi có bà mẹ đã nói không bơm nó không đi Ở các lớp nhà trẻ mẫu giáo các cô thường cho bé ngồi bô sau mỗi bữa ăn tập cho trẻ có thói quen đi cầu - không nín khi mắc. Khi ăn xong do phản xạ dạ dày - ruột trẻ có cảm giác mắc đi cầu . Tập ngồi bô sau ăn là phù hợp với cơ thể

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.