tailieunhanh - Báo cáo " Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự "

Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự Thay đổi quan niệm về nguồn của pháp luật hình sự theo hướng trên sẽ dẫn đến hai sự thay đổi chính. Đó là thay đổi trong một số quy định của BLHS và thay đổi trong cấu trúc của các luật khác có nội dung liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự. - Thay đổi trong một số quy định của BLHS: Các điều luật trong BLHS có nội dung là sự giới hạn việc quy định tội phạm chỉ có thể trong BLHS đều phải được sửa theo. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl ĨÍNH CHẤT ĐỀN BÙ CỦA HỢP ĐồNG DÂN sự Tính chất đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định bản chất pháp lí của từng hợp đồng từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh một cách chuẩn xác. Dựa vào tính chất đền bù mà hợp đồng dân sự được chia thành ba nhóm 1 Nhóm các hợp đồng luôn không đền bù 2 Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù 3 Nhóm các hợp đồng luôn đền bù. Việc xếp mỗi hợp đồng thuộc nhóm nào dựa trên các quy phạm định nghĩa được quy định trong Bộ luật dân sự. Nhóm thứ nhất - Các hợp đồng luôn không đền bù bao gồm hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản. Điều 465 BLDS năm 2005 quy định Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù còn bên được tặng cho đồng ý nhận . Qua định nghĩa đó ta nhận thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng hoàn toàn vì lợi ích của bên được tặng TS. BÙI ĐÁNG HIẾU cho. Bên được tặng cho chỉ tiếp nhận tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào mang lại lợi ích vật chất cho bên kia. Nếu một hợp đồng nào đó mang tên Hợp đồng tặng cho tài sản mà trong đó các bên thỏa thuận với nhau rằng bên A tặng cho bên B chiếc đồng hồ với điều kiện bên B phải tặng cho lại bên A chiếc xe đạp thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng trao đổi tài sản chứ không phải hợp đồng tặng cho. Cũng xuất phát từ tính chất không đền bù này mà pháp luật của một số quốc gia quy định rằng đối với bên được tặng cho thì không yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ bởi lẽ bên được tặng cho chỉ tiếp nhận lợi ích mà thôi . Có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN