tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Các lớp thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Khảo sát nghệ thuật thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để thấy yếu tố thời gian được nhà văn sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng cũng như các giá trị cơ bản của tác phẩm. Từ việc khảo sát trên, ứng dụng để tìm hiểu nghệ thuật thời gian trong các tác phẩm truyện kể nói chung và các tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm các lớp thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. | Chuyên đề CÁC LỚP THỜI GIAN TRONG VỢ CHÒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI Lời giới thiệu Đây là chuyên đề nghiên cứu về thời gian như một công cụ nghệ thuật hữu hiệu được Tô Hoài sử dụng khi viết Vợ chồng A Phủ. Có thể vận dụng chuyên đề trong việc tìm hiểu nghệ thuật sử dụng thời gian trong các tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ để hoàn thành chuyên đề này Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo các đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng Ă Q. - Ă Phần mở đầu 1. Lý do chon đề tài Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian thời gian khác nhau. Hội hoạ điêu khắc tái hiện sự vật trong sự tĩnh tại chớp lấy một 2 khoảnh khắc nhất định của đối tượng và biểu hiện nó trong tương quan với không gian. Còn văn học chủ yếu diễn tả quá trình đời sống diễn ra trong thời gian. Như vậy so với các loại hình nghệ thuật như hội hoạ điêu khắc thì văn học có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống. Thực chất việc tái hiện thời gian trong văn học là tái hiện quan niệm của con người về sự tồn tại là sự biểu hiện tâm lý của con người trước các sự kiện biến cố đời sống. Từ xa xưa thời gian đã đi vào tác phẩm văn chương để miêu tả nỗi lòng người con gái phải lấy chồng xa xứ Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Ca dao Lúc nhớ nhung khắc khoải một phút đợi chờ có thể dài bàng mấy năm Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê Truyện Kiều - Nguyễn Du Còn về sau Xuân Diệu cũng rất tinh tế khi dùng thời gian quá khứ để chỉ hiện tại Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò Đây mùa thu tới - Xuân Diệu Rõ ràng thời gian trong tác phẩm văn học được các nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN