tailieunhanh - Báo cáo " Bàn về các nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế"

Bàn về các nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Do việc quy định tội phạm và hình phạt chỉ là một nội dung kèm theo nên các luật thuộc loại này có thể được gọi là luật có quy phạm pháp luật hình sự. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BÀN VÌ CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TPONG THÒI tí Đổi MÓI VÀ HỘI NHẬP QỊỊốC TỂ Nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo những định hướng cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Có thể phân chia các nguyên tắc pháp luật thành ba loại Các nguyên tắc chung -nguyên tắc của toàn bộ hệ thống pháp luật các nguyên tắc liên ngành - nguyên tắc áp dụng cho một số ngành luật và các nguyên tắc riêng - nguyên tắc đặc thù của từng ngành luật. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả chỉ đề cập các nguyên tắc chung của pháp luật nước ta trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 1. Nguyên tắc pháp luật phải thể hiện ý chí của các tầng lớp nhân dân lao động Nguyên tắc pháp luật phải thể hiện ý chí của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động là nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật của các ngành luật thuộc lĩnh vực công pháp cũng như tư pháp. Đây là nguyên tắc hiến định của pháp luật trong nhà nước pháp quyền của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. Để đảm bảo nguyên tắc này việc xây dựng hiến pháp các bộ luật các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Chính phủ Luật tổ chức Quốc hội Luật tổ chức toà án nhân dân Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân Luật tổ chức hội đồng . THÁI VĨNH THANG nhân dân và uỷ ban nhân dân và các văn bản luật quan trọng khác phải được nhân dân thảo luận đóng góp ý kiến một cách rộng rãi. Đặc biệt đối với hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước việc xây dựng hoặc sửa đổi nó cần phải được tiến hành theo một thủ tục đặc biệt. Sau khi đã được nhân dân thảo luận rộng rãi phải được Quốc hội thông qua với ít nhất 2 3 số phiếu thuận. 2. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Ở Việt Nam trong thời kì phong kiến và thời kì thuộc địa nửa phong kiến tính chất pháp luật đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị làm cho đa số dân cư trong xã hội bất bình với pháp luật chống đối hoặc khinh bỉ pháp luật. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Nhà nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.