tailieunhanh - Báo cáo " Mấy vấn đề lí luận về pháp điển hoá"

Mấy vấn đề lí luận về pháp điển hoá Tóm lại, nguồn của ngành luật hình sự có thể là bộ luật hình sự, các luật hình sự và các luật có quy phạm pháp luật hình sự. Nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng ngành luật hình sự theo hướng có BLHS và các luật có quy phạm pháp luật hình sự.(8) Trong đó, BLHS quy định những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt cũng như quy định những tội danh thông thường; còn các luật có quy phạm pháp luật hình sự quy định. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl MẤY VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP ĐEN HOÁ Trong những thập kỉ gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế chính trị văn hoá xã hội trong đời sống quốc gia cũng như quốc tế vai trò của pháp luật ngày càng được đề cao phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng số lượng các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng gia tăng nhanh chóng và một yêu cầu khách quan được đặt ra là phải có những mô hình xây dựng thực hiện và kiểm soát pháp luật một cách hợp lí và hiệu quả. Một trong những chủ điểm được quan tâm nhiều trong các hướng tìm kiếm ở nhiều nước trong đó có Việt Nam là pháp điển hoá. Tuy nhiên cần quan niệm về pháp điển hoá như thế nào và việc áp dụng pháp điển hoá cần phải thực hiện ra sao cho hợp lí hiệu quả thì vẫn là câu chuyện có tính thời sự và hiện chưa có lời giải đáp thật sự thuyết phục. 1. Phân biệt pháp điển pháp điển hoá và hệ thống hoá pháp luật Pháp điển là một từ Việt cũ một danh từ dùng để chỉ một bộ luật 1 tương tự như chữ Code trong tiếng Anh và chữ KogeKc trong tiếng Nga. Bộ luật khác với các văn bản pháp luật khác về quy mô tính toàn diện tính hệ thống tính ổn định và giá trị pháp lí cao của nó. Vì vậy việc có được những bộ pháp điển lớn hoàn chỉnh để có thể sử dụng lâu dài ổn định là mong muốn của nhiều người nhiều quốc gia. Thực tế . LÊ MINH TÂM lịch sử nhà nước và pháp luật đã cho thấy ngay từ thời cổ đại một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng được những bộ luật lớn mà cho đến ngày nay vẫn được coi là di sản của văn hoá pháp lí và văn minh của nhân loại. Xu hướng xây dựng các pháp điển tiếp tục phát triển khá mạnh mẽ trong thời trung cổ và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Theo sử sách ghi chép lại thì ngay từ thế kỉ XIII vào triều đại nhà Trần đã có Hoàng triều đại điển và Hình thư triều Lí có bộ Hình thư năm 1402 nhà Lê có Quốc triều hình luật còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời Lê Thánh Tông vào thế kỉ XV nhà Nguyễn có Hoàng Việt luật lệ còn gọi là Bộ luật Gia Long được ban hành dưới

TỪ KHÓA LIÊN QUAN