tailieunhanh - Luận văn: Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu của đất

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu của đất', luận văn - báo cáo, khoa học tự nhiên phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | PHẦN I. MỞ ĐẦU Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Do vậy lĩnh vực đánh giá tài nguyên đất rất được quan tâm nhằm đề ra các giải pháp sử dụng đất hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ nhất định. Việt Nam là nước 3 4 diện tích đất ở vùng đồi núi có độ dốc cao lượng mưa lớn 1800 - 2000mm năm tập trung vào 4-5 tháng mùa mưa với lượng mưa chiếm tới 80 tổng lượng mưa thì hiện tượng xói mòn đất luôn xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Phải làm gì để đảm bảo lương thực cho khoảng 85 triệu dân như hiện nay trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp phải sử dụng đất như thế nào để có năng suất cây trồng cao nhất và bền vững Từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề Độ phì quản lý và nâng cao độ phì nhiêu của đất vì đây chính là cơ sở của một nền nông nghiệp bền vững Nguyễn Trọng Tuyển 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN cứu . ĐỘ PHÌ . Độ phì nhiêu của đất Trong sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất cơ bản phổ biến quý báu nhất. Tư liệu sản xuất này nếu được sử dụng đúng thì nó không những không bị hao mòn mà có thể ngày một tốt hơn. Muốn sử dụng đúng đất phải đánh giá được chất lượng của chúng. Muốn xây dựng chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp cũng phải nắm được chất lượng đất. Trong các chương trước khi nói về thành phần và tính chất của đất chúng ta đều có nhận xét và đánh giá từng mặt của đất. Nhưng để đánh giá tổng hợp chất lượng của đất phải có chỗ dựa vững chắc. Chỗ dựa này chính là khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng. Khả năng sản xuất của đất cũng chính là nội dung chủ yếu của độ phì nhiêu đất. Sự phát triển của học thuyết độ phì nhiêu đất gắn liền với tên tuổi của V. R. Viliamx. ông đã nghiên cứu một cách chi tiết sự hình thành và phát triển của độ phì nhiêu trong quá trình hình thành đất tự nhiên các điều kiện xuất hiện độ phì nhiêu trong sự phụ thuộc vào